CÓ THẾ SỐNG NHỮNG MỐI LIÊN HỆ TRÊN NỀN TẢNG THỰC

Một phần của tài liệu Tiến trình thành nhân doc (Trang 123 - 126)

THÂN CHỦ TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU VỚI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

CÓ THẾ SỐNG NHỮNG MỐI LIÊN HỆ TRÊN NỀN TẢNG THỰC

Có một kết quả khác mà sự hướng dẫn ảnh hưởng tới kinh nghiệm của thân chủ chúng tôi trong những liên hệ gia đình. Thân chủ khám phá ra, và rất đỗi ngạc nhiên, là một liên hệ có thể được sống trên căn bản của những tình cảm thật, hơn là sống trên căn bản của một sự giả bộ để tự vệ. Có một ý nghĩa sâu xa và khích lệ về điều này, như chúng ta đã thấy trong trường hợp của bà M. Thấy rằng những tình cảm hổ thẹn, giận dữ và bực bội có thể được biểu lộ và mối giây liên hệ vẫn tồn tại, là điều an lòng. Thấy rằng người ta có thể tỏ ra âu yếm, nhạy cảm và sợ sệt, mà vẫn không bị phản bội – đó là một điều củng cố sức mạnh. Dường như lý do phần nào khiến điều này có kết quả tốt là vì trong trị liệu, cá nhân học được cách nhận ra và biểu lộ những tình cảm như là tình cảm của chính mình chứ không phải là sự kiện về một người khác. Như vậy khi nói với chồng mình rằng “Điều anh đang làm là sai hết” thì chỉ tổ đưa tới sự cãi cọ thôi. Nhưng nói rằng “Em rất bất bình về điều anh đang làm” là khẳng định một sự kiện về tình cảm của người nói, một sự kiện không ai có thể chối cãi. Nó không còn là lời tố cáo người kia, là một điểm có thể tranh cãi, nhưng “Em cảm thấy không ổn khi anh làm như vậy, như vậy” chỉ là đưa ra một sự kiện thật về mối liên hệ.

Nhưng điều này không chỉ tác dụng trên bình diện lời nói mà thôi. Người chấp nhận những tình cảm riêng của mình trong nội tâm, thấy rằng có thể sống mối liên hệ căn bản của những tình cảm có thực này. Tôi xin minh họa điểm này bằng một loạt trích dẫn rút ra từ những cuộc trao đổi có ghi lại của bà S.

Bà S. sống với đứa con gái 10 tuổi bà mẹ già 70 tuổi, cụ ấy chế ngự cả nhà bằng “sự đau yếu” của cụ. Bà S. bị kiềm chế, và không đủ sức kiềm chế Carol, con gái bà. Bà cảm thấy thù ghét mẹ, nhưng không thể biểu lộ tình cảm đó, bởi vì “Suốt đời tôi cảm thấy tội lỗi. Tôi lớn lên với cảm tưởng có tội vì bất kỳ điều gì tôi đã làm, tôi đều có cảm tưởng… theo cách nào đó, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ tôi… Quả vậy, ít năm về trước đã tới độ ban đêm tôi mơ là mình… đang lắc mẹ

mình và… Tôi … Tôi có cảm tưởng là tôi muốn đẩy văng bà ra. Và… Tôi có thể hiểu là Carol có thể cảm nghĩ như thế nào. Con tôi không dám… mà tôi cũng không”.

Bà S. biết rằng nhiều người nghĩ là bà sẽ khá hơn nếu bà xa mẹ bà, nhưng bà không làm thế được. “Tôi biết rằng nếu tôi xa bà, tôi khó được hạnh phúc, tôi sẽ lo lắng về bà quá. Và tôi cảm thấy tệ quá nếu bỏ một bà già bệnh hoạn bơ vơ”.

Trong khi phàn nàn về mức độ bị thống trị và kiểm soát quá đáng, bà bắt đầu nhìn thấy vai trò mình đóng, một vai trò nhát hèn. “Tôi thấy hai tay bị cột lại. Có lẽ lỗi tôi còn nặng hơn lỗi mẹ tôi. Thực ra tôi biết vậy, nhưng làm như tôi đã trở thành một kẻ hèn nhát trong những chuyện dính tới mẹ tôi. Tôi sẽ làm bất kỳ việc gì, đế tránh một pha giận lẫy của bà, vì những chuyện không đâu”.

Nhờ hiểu mình nhiều hơn, bà đi đến một kết luận nội tâm là sẽ giữ mối liên hệ theo điều bà tin là đúng, chứ không tùy theo ý thích của bà mẹ nữa. Bà đề cập tới điểm này ngay lúc khởi đầu một cuộc nói chuyện. “Vâng, tôi khám phá ra một điều phi thường là có lẽ lỗi hoàn toàn tại tôi chiều cụ quá mức… nói khác đi là làm hư cụ. Bởi thế tôi quyết tâm, như vẫn thường quyết tâm vào mỗi buổi sáng, nhưng lần này thì thật, tôi sẽ ráng. Ồ, bình tĩnh và lặng lẽ, và nếu cụ có lên cơn giận của một đứa trẻ muốn được lưu ý tới. Tôi thử làm như vậy. Và bà nổi giận vì một việc không đâu, từ bàn bà đứng phắt dậy đi vào phòng riêng. Lần này tôi không hối hả chạy lại để nói con xin lỗi, và năn nỉ bà trở lại, tôi lờ đi như không biết gì cả. Thế là chỉ ít phút sau, bà quay trở lại, ngồi xuống và hơi buồn, nhưng bà đã qua cơn hờn. Tôi sẽ ráng làm như vậy trong ít lâu…”

Bà S. nhận định rõ ràng rằng căn bản cho thái độ mới của bà là sự kiện bà đã thực tình chấp nhận những tình cảm riêng của bà đối với mẹ bà. Bà nói “Ừ, tại sao không trực diện với vấn đề nhỉ? Ông thấy đó, tôi cảm thấy thật khủng khiếp, và nghĩ rằng mình là người khủng khiếp mới ghét mẹ. Ừ, thì cứ đối diện đi, và tôi cố gắng giải quyết tốt đẹp nhất”.

Vì bà chấp nhận mình nhiều hơn, bà cũng có nhiều khả năng hơn để đáp ứng một số nhu cầu của bà, cũng như những nhu cầu của mẹ bà. “Có nhiều việc tôi muốn làm từ nhiều năm nay mà mãi tới nay mới sắp khởi sự. Bây giờ mẹ tôi có thể ở nhà một mình tới mười giờ đêm. Bà có điện thoại sát bên giường… nếu có đám cháy bốc lên hay chuyện gì khác, đã có lối xóm, hay là nếu bà bị đau yếu… Thế là tôi sắp sửa theo học mấy lớp đêm nơi các trường công, và tôi sắp sửa làm nhiều việc mà suốt đời tôi muốn làm, nhưng đành phải thủ vai tuẫn đạo chịu ở nhà để thù hận… rằng tôi đã chỉ có nghĩ mà không làm. Bây giờ thì sẽ làm. Và tôi nghĩ rằng ngay sau lần đầu tôi đi, mẹ tôi sẽ mạnh”.

Tình cảm mới của bà chẳng bao lâu được đem ra trắc nghiệm trong liên hệ với mẹ bà. “Mẹ tôi một hôm lên cơn đau tim nặng và tôi nói mẹ nên vào nhà thương và… thế nào mẹ cũng cần nằm viện; và tôi thúc bách bà đi bác sĩ, và bác sĩ nói là tim bà tốt, bà cần ra khỏi nhà đi giải trí. Thế là bà đi thăm một người bạn trong một tuần, đi xem trình diễn và vui chơi. Như vậy… tới lúc chuẩn bị đi nhà thương, tôi tỏ ra dữ dằn đối với bà, bằng cách cãi lời bà trước mặt Carol và rồi bà phải lùi bước, và khi phải giáp mặt với sự kiện là bà… tim bà khỏe như voi, bà nghĩ bà có thể nhân dịp này đi giải trí. Vậy cũng tốt. Hữu hiệu lắm”.

Cho tới đây đối với bà S. mối liên hệ đã cải tiến, nhưng đối với mẹ bà thì không. Dầu sao cũng còn mặt trái của tấm hình. Sau này bà S. nói “Tôi vẫn rất thương hại mẹ tôi. Tôi sợ phải như bà. Và còn điều này nữa, tôi đã đi đến mức mà tôi ghét bà, tôi không chịu nổi khi chạm vào bà, tôi muốn nói là – cọ sát hay là điều gì như thế. Không phải chỉ vào lúc tôi giận dữ hay có điều gì, không chỉ trong chốc lát. Nhưng… tôi cũng thấy mình có đôi chút mến thương đối với bà; hai ba lần khi về đến nhà, không cần nghĩ ngợi gì, tôi hôn chúc bà ngủ ngon, thường tôi chỉ đứng ngoài cửa gọi vọng vào. Và tôi cảm thấy tử tế hơn đối với bà; sự thù hận bà tan biến dần, một lượt với cái mức độ bà kiểm soát tôi. Vì thế nên, tôi để ý là bữa qua khi tôi đang giúp bà sửa soạn, trang điểm, tôi chải tóc cho bà, đó là khoảng thời gian lâu nhất tôi chịu đựng nổi sự đụng chạm vào bà, tôi đứng cuộn tóc cho bà; và bỗng nhiên tôi thấy, bây giờ không còn là điều bực bội đối với tôi nữa, thực ra việc làm này cũng vui.”

Những đoạn trích này phác họa ra một mẫu về sự thay đổi trong những liên hệ gia đình mà chúng tôi rất quen thuộc. Mặc dù bà khó lòng dám nhận, ngay cả với chính mình, bà S. cảm thấy thù hận mẹ và như thế là bà không có quyền làm như vậy. Dường như chẳng có gì khác sẽ xảy ra, ngoại trừ sự khó khăn, nếu để những tình cảm này bộc lộ công khai trong mối liên hệ. Vậy mà khi bà thử để cho chúng xâm nhập hoàn cảnh thì bà lại thấy mình hành động vững vàng hơn, trọn vẹn hơn. Mối liên hệ cải thiện chứ không suy thoái. Điều đáng ngạc nhiên nhất là khi sống mối liên hệ trên căn bản của những tình cảm thật, bà thấy rằng sự thù hận, sự ghét bỏ không phải là những tình cảm duy nhất bà có đối với mẹ bà. Sự âu yếm, lòng thương yêu và sự vui thích cũng là những tình cảm đi vào mối liên hệ. Thấy rõ là có những lúc bất hòa, ghét bỏ và giận dữ giữa hai người. Nhưng cũng sẽ có sự kính trọng, sự hiểu nhau và sự ưa thích. Dường như họ đã học được cái điều mà nhiều thân chủ khác đã học được, rằng liên hệ không cần phải sống trên căn bản giả tạo, nhưng có thể sống trên căn bản của sự biến chuyển của nhiều tình cảm có thực. Qua những ví dụ tôi đã chọn, xem như chỉ có những tình cảm tiêu cực là khó bộc lộ hay khó sống. Nghĩ vậy là lầm. Ông K, một nhà chuyên nghiệp trẻ tuổi, thấy là khám phá những tình cảm tích cực nằm ẩn sâu dưới bề mặt, cũng khó như khám phá những tình cảm tiêu cực. Đoạn trích ngắn dưới đây cho thấy phẩm chất thay đổi của ông và đứa con gái ba tuổi của ông.

Ông nói: “Điều tôi suy nghĩ khi ngồi trên xe xuống đây là – tôi nhìn con gái chúng tôi khác quá đi – Sáng nay tôi chơi với cháu và chúng tôi – tại sao lúc này tôi thấy khó nói ra quá ? Đây là một thứ kinh nghiệm tuyệt vời – rất ấm áp, và đó là một điều thích thú và sung sướng, và dường như tôi thấy và cảm thấy cháu gần gũi tôi quá. Đây là điều tôi thấy có ý nghĩa – Khi trước, tôi có thể nói về cháu Judy. Tôi có thể nói những điều hay về cháu và những điều ngộ nghĩnh cháu làm và nói về cháu như là tôi cảm thấy mình, là một người cha sung sướng thực tình, nhưng có một cái gì không thật trong đó… làm như là tôi phải nói những điều này bởi vì tôi phải cảm thấy như vậy, và đó là cách một người cha nên nói về đứa con gái mình, nhưng điều này không thực sự đúng, bởi vì tôi vẫn có những tình cảm tiêu cực và lẫn lộn về nó. Bây giờ thì tôi nghĩ nó là đứa nhỏ tuyệt vời nhất thế giới.”

NTL: “Trước đây ông cảm thấy như thể “Tôi phải là một người cha hạnh phúc” – sáng nay ông là một người cha hạnh phúc…”

- “Sáng nay tôi cảm thấy như vậy. Con bé lăn qua lăn lại trên giường… và nó hỏi tôi có muốn đi ngủ lại không; tôi bảo cũng được và nó nói, nếu vậy con đi lấy mền lại… rồi nó kể một truyện

cho tôi nghe… khoảng chừng ba truyện trong một truyện… truyện nọ quàng sang truyện kia… tôi có cảm tưởng như chính điều này là điều tôi thực tâm mong muốn… Tôi muốn có thứ kinh nghiệm này. Có cảm tưởng là tôi… Tôi cảm thấy mình đã lớn, tôi đoán vậy. Tôi cảm thấy mình thành nhân… nghe như lạ lùng, nhưng tôi cảm thấy mình là một người cha trưởng thành, có trách nhiệm, biết yêu thương; người đó đủ già dặn, đủ nghiêm túc, đủ hạnh phúc để là cha đứa trẻ này. Trong khi trước đây tôi cảm thấy yếu đuối, và có lẽ là bất xứng, không đáng được quan trọng dường ấy, vì làm cha là một điều rất quan trọng.”

Ông thấy đã có thể chấp nhận những tình cảm tích cực với chính mình ở tư thế một người cha tốt, và chấp nhận một cách đầy đủ tình yêu đầm ấm đối với đứa gái nhỏ này. Ông không còn phải giả bộ là mình thương yêu nó, sợ có tình cảm nào khác có thể ẩn núp bên dưới.

Tôi nghĩ rằng bạn sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng ít lâu sau khi nói điều trên, ông ta lại nói thêm là ông cũng được tự do hơn để biểu lộ sự nóng giận và bực bội đối với đứa con gái của mình. Ông ta đã học được rằng tình cảm nào đã hiện hữu thì đều đáng được sống. Không cần phải phủ một lớp dầu bóng để che đậy.

Một phần của tài liệu Tiến trình thành nhân doc (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w