CUNG CẤP NHỮNG NGUỒN TÀI LIỆU

Một phần của tài liệu Tiến trình thành nhân doc (Trang 115 - 116)

TRONG TRỊ LIỆU VÀ TRONG GIÁO DỤC

CUNG CẤP NHỮNG NGUỒN TÀI LIỆU

Điều này dẫn tôi đến một ý nghĩa khác mà trị liệu khơi dậy cho giáo dục. Trong trị liệu những nguồn gốc để học hỏi về chính mình nằm ở bên trong, có rất ít dữ kiện hữu dụng mà nhà trị liệu

có thể cung cấp, vì những dữ kiện phải giải quyết nằm bên trong con người. Điều này không đúng trong giáo dục. Có nhiều nguồn kiến thức, kỹ thuật, lý thuyết tạo thành tư liệu sống để sử dụng. Đối với tôi, điều tôi nói về trị liệu gợi ý những tư liệu này, những nguồn này đặt trong tầm tay của học sinh, chứ không ép buộc họ phải nhận. Ở đây một tầm rộng sáng kiến và tinh tế là một lợi điểm.

Tôi không cần thiết liệt kê những nguồn thông thường đến với trí não: sách, bản đồ, sách bài tập, tài liệu, băng ghi âm, phòng thí nghiệm, dụng cụ và những vật tương tự. Tôi xin phép xoáy vào trong một lúc về cách thức mà thầy giáo sử dụng chính bản thân mình và kiến thức, kinh nghiệm của mình như một tài nguyên. Nếu thầy giáo có quan điểm mà tôi đã diễn tả thì anh có thể đem tâm trí cống hiến cho lớp mình ít nhất theo những cách thức sau đây:

Anh sẽ muốn cho họ biết thứ kinh nghiệm và kiến thức chuyên biệt mà anh có trong ngành, và cho họ biết rằng họ có thể cầu viện thứ kiến thức này. Nhưng anh không muốn họ cảm thấy rằng họ bị bắt buộc phải làm điều đó.

Anh sẽ muốn cho họ biết cách suy nghĩ của riêng anh về ngành đó, và sẵn sàng cống hiến cho họ, bằng cả hình thái bài giảng, nếu họ muốn. Nhưng một lần nữa, anh muốn họ nhận thức điều đó như một sự cống hiến, mà họ có thể tự do từ khước hay chấp nhận.

Anh sẽ muốn cho họ biết anh là người tìm tòi tài liệu. Bất kỳ tài liệu nào mà một cá nhân hay tập thể thực sự muốn có để tăng cường học vấn, anh sẵn lòng xét những khả năng để có được tài liệu đó.

Anh sẽ muốn liên hệ giữa anh với tập thể có một phẩm chất như thế nào để tình cảm của anh có thể tự do thuộc quyền sử dụng của họ, mà không áp đặt trên họ, hay trở thành một ảnh hưởng hạn chế đối với họ. Như vậy anh có thể đem chia sẻ sự hấp dẫn và nhiệt tình của những kiến thức của anh mà không thúc đẩy họ theo bước chân mình; chia sẻ những tình cảm bất vụ lợi, mãn nguyện, thất vọng hay thích thú mà anh cảm thấy đối với những hoạt động của tập thể hay cá nhân, mà không để nó trở thành hoặc là củ cà rốt, hay cái gậy đối với sinh viên. Hy vọng của anh là anh có thể đơn giản nói cho mình: “Tôi không thích điều ấy” và người học trò cũng được tự do tương đồng để nói, “Nhưng tôi thích”.

Như là bất kỳ nguồn kiến thức nào mà anh cung cấp – một cuốn sách, một khoảng để làm việc, một dụng cụ mới, một cơ hội để quan sát diễn trình sản xuất kỹ nghệ, một bài giảng văn dựa trên nghiên cứu riêng của anh, một tấm hình, một đồ thị hay một bản đồ, những phản ứng xúc cảm của chính mình, anh sẽ cảm thấy tất cả những thứ này là những cống hiến được dùng đến nếu chúng hữu ích cho học trò. Anh sẽ không muốn chúng là những chỉ đạo, hay chờ mong, hay mệnh lệnh, hay áp đặt, hay đòi hỏi. Anh sẽ tự cống hiến mình và những nguồn kiến thức khác mà anh có thể tìm ra, để được sử dụng.

Một phần của tài liệu Tiến trình thành nhân doc (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w