NHỮNG TƯƠNG GIAO “CHẾ TẠO”

Một phần của tài liệu Tiến trình thành nhân doc (Trang 32 - 33)

NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA LIÊN HỆ TRỊ LIỆU

NHỮNG TƯƠNG GIAO “CHẾ TẠO”

Tôi xin phép quay sang một loại nghiên cứu khác hẳn, mà các bạn có thể cảm thấy không ưa, nhưng lại có ảnh hưởng đối với bản chất của mối tương giao thuận lợi. Những cuộc khảo sát này liên quan tới cái mà chúng ta có thể gọi là những tương giao được chế tạo.

Verplanek, Grennspoon và những người khác cho thấy rằng có thể điều khiển ngôn ngữ trong một mối liên hệ. Nói rất ngắn gọn, nếu nhà thí nghiệm nói “ờ, ờ” hay “tốt” hay gật đầu khi nghe một số từ hay câu nào đó, thì những loại từ ấy có khuynh hướng gia tăng bởi vì chúng được tăng lực (reinforced). Thấy rằng dùng phương thức như vậy, người ta có thể làm gia tăng nhiều thể loại ngôn từ khác nhau, như danh từ số nhiều, lời chống đối, lời xác định ý kiến. Đối tượng thí nghiệm hoàn toàn không ý thức được là mình đang bị ảnh hưởng bởi những căng lực đó. Điều này có nghĩa là bằng cách tăng cường có chọn lựa như vậy, chúng ta có thể đưa người kia đến việc sử dụng bất kỳ loại câu mà chúng ta đã quyết định tăng cường.

Vẫn theo những nguyên tắc về tạo điều kiện tác dụng (operant conditioning) so Skinner và nhóm ông khai triển, Lindsley cho thấy là một người bị tâm thần phân liệt (schizophrenic) kinh niên có thể được đặt trong một “liên hệ trợ lực” với một cái máy. Cái máy, giống như máy bán hàng, được sáng chế để thưởng nhiều loại hành vi khác nhau. Lúc đầu nó chiê thưởng – bằng cục kẹo, điếu thuốc hay tấm hình – tác phong nhấn đòn bẩy (lever pressing) của bệnh nhân. Nhưng cũng có thể vặn máy để sau nhiều lần giật chiếc đòn bẩy, máy cung cấp một giọt sữa cho con mèo con đói – có thể trông thấy trong một khung rào khác. Trong trường hợp này sự thỏa mãn có tính cách vị tha. Kế hoạch cũng được khai triển để thưởng hành vi xã hội hay vị tha tương tự đối với một bệnh nhân khác ở phòng kế bên. Hạn chế duy nhất đối với các loại hành vi có thể được thưởng là ở mức độ máy móc tinh xảo của người thí nghiệm.

Lindsley nhận thấy nơi một số bệnh nhân một sự cải thiện đáng kể. Riêng tôi, tôi không thể không bị xúc động khi nghe mô tả về một bệnh nhân đã tiến từ tình trạng suy thoái kinh niên đến độ được hưởng đặc ân tự do đi lại ngoài vườn; sự thay đổi này rõ ràng là nhờ sự tác động hỗ tương của người đó với cái máy. Sau đó, nhà thí nghiệm quyết định khảo sát về sự chấm dứt thí nghiệm, nghĩa là dù có nhấn đến mấy lần đi nữa thì cũng chẳng có một phần thưởng nào hiện ra. Bệnh nhân dần dần thoái hóa, không ngăn nắp, không tương giao, và đặc quyền đi lại phải bị rút đi. Hiện tượng não nề này (theo tôi) cho thấy rằng ngay cả trong liên hệ với một cái máy, sự tin cậy thật là quan trọng nếu muốn cho liên hệ đó thực sự giúp ích.

Còn một cuộc nghiên cứu thú vị về liên tục được chế tạo do Harlow và những người phụ tá của ông thực hiện, lần này làm với khỉ. Vào một giai đoạn của cuộc thí nghiệm, người ta đưa ra hai đồ vật trước những con khỉ con bị tách rời khỏi mẹ ngay sau khi sanh. Một cái có thể gọi là “mẹ cứng”, một ống tròn, nghiêng, kết bằng giấy kẽm, có núm vú, mà khỉ con có thể bú. Vật kia là “mẹ mềm”, một chiếc ống tương tự làm bằng cao su xốp và vải mềm. Mặc dù với bà “mẹ cứng”, nó được nuôi no nê, nhưng nó càng lúc càng thích bà “mẹ mềm” hơn. Những hình chiếu trên

màn ảnh cho thấy nó dứt khoát “liên hệ” với vật này, chơi với nó, thích nó, bám lấy nó để được trấn an khi có những vật lạ đến gần, và dùng sự an ninh này làm căn cứ để từ đó bước vào thế giới đầy nguy hiểm.

Trong số những ý nghĩa hứng thú của cuộc nghiên cứu này, có một điểm khá rõ. Không một số lượng phần thưởng thức ăn trực tiếp nào có thể thay thế cho những phẩm chất nhận thức được mà con vật nhỏ xem ra rất cần và khao khát.

Một phần của tài liệu Tiến trình thành nhân doc (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w