SỰ TRUYỀN THÔNG GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜ

Một phần của tài liệu Tiến trình thành nhân doc (Trang 139 - 140)

THỬ PHÁT BIỂU MỘT ĐỊNH LUẬT KHÁI QUÁT VỀ SỰ TƯƠNG GIAO GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜ

SỰ TRUYỀN THÔNG GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜ

Có lẽ chúng ta sẽ hiểu rõ quan niệm về sự phản ứng hỗ tương giữa người với người hơn nếu chúng ta nói về hai nhân vật tưởng tượng là Minh và Danh (Smith và Jones)

1. Bất kỳ một thông đạt nào của Minh cho Danh cũng có một mức độ trung thực nào đó nơi Minh. Điều này hiển nhiên như đã nói ở trên.

2. Sự hợp nhất giữa kinh nghiệm, ý thức, và thông đạt trong lòng Minh càng lớn bao nhiêu, thì Danh càng kinh nghiệm được sự thông đạt đó rõ ràng bấy nhiêu. Tôi nghĩ điều này đã được nói đến khá đủ. Nếu tất cả những ám hiệu của lời nói, âm điệu và cử chỉ, đều hợp nhất trong lòng Minh, thì chắc chắn là ám hiệu này sẽ không có một ý nghĩa mơ hồ hoặc khó hiểu gì đối với Danh.

3. Do đó, sự thông đạt của Minh càng rõ ràng thì Danh càng đáp ứng rõ ràng. Nói một cách đơn giản là mặc dầu Danh có thể khá phân tán trong kinh nghiệm đề tài thảo luận, nhưng khi Minh trung thực thì phản ứng của Danh sẽ rõ ràng và hợp nhất hơn là khi Minh diễn tả một cách mơ hồ.

4. Minh càng trung thực trong vấn đề mình đang thông đạt, anh càng ít phòng vệ trong lãnh vực đó thì càng có thể lắng nghe phản ứng của Danh chính xác hơn. Nói cách khác, Minh đã diễn đạt cái gì mình đang cảm nghiệm thực sự. Vì thế anh được tự do hơn để lắng nghe. Anh càng ít trình bày một bề ngoài cần được bảo vệ, thì anh càng có thể lắng nghe chính xác những gì Danh đang thông đạt.

5. Tới mức này, Danh cảm thấy mình đã được cảm thông, Anh cảm thấy rằng anh tự biểu lộ tới đâu (dù biểu lộ một cách phòng vệ hay trung thực) thì Minh cũng hiểu anh ta thật rõ tới đó, y như anh ta hiểu chính mình, và y như anh ta tri giác vấn đề đang thảo luận.

6. Đối với Danh, thấy mình đang thông cảm là kinh nghiệm một thái độ tích cực hướng về Minh. Cảm thấy mình đang được hiểu biết là cảm thấy mình đã có một sự thay đổi tích cực trong việc kinh nghiệm một người khác, trong trường hợp này của Minh.

7. Khi Danh kinh nghiệm: (a) thấy Minh là người trung thực trong mối tương giao này, (b) thấy Minh có thái độ tích cực đối với mình, (c) thấy Minh là người biết thông cảm, chừng đó, những điều kiện của mối tương giao trị liệu được thành tựu. Tôi đã mô tả trong bài khác những điều kiện mà kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng cần và đủ cho sự trị liệu, tôi sẽ không lập lại ở đây. 8. Khi kinh nghiệm được những đặc tính này trong mối tương giao trị liệu, Danh cảm thấy bớt hẳn chướng ngại vật trong việc thông đạt. Do đó, anh ta muốn thông đạt chính mình y như con người thật của anh ta một cách trung thực hơn. Dần dần sự phòng vệ của anh ta giảm bớt.

9. Đã thông đạt một cách tự do hơn, ít phòng vệ hơn, bây giờ Danh có thể lắng nghe chính xác hơn, không cần bóp méo, những thông đạt khác của Minh. Đây là sự lập lại giai đoạn 4, nhưng bây giờ nói về Danh.

10. Khi Danh có thể lắng nghe, bây giờ đến lượt Minh cảm thấy được cảm thông (như trong giai đoạn 5 đối với Danh), kinh nghiệm được sự tôn trọng tích cực của Danh (tương tự với giai đoạn 6), kinh nghiệm thấy mối tương giao có tính cách trị liệu (tương đương với giai đoạn 7). Như vậy Minh và Danh tới một mức độ nào đó đã trở thành trị liệu cho nhau.

11. Điều này có nghĩa là ở mức nào đó tiến trình trị liệu đã diễn ra trong mỗi người và kết quả trị liệu đã diễn ra ở mức độ tương đương trong mỗi người; có sự thay đổi về nhân cách theo chiều hướng càng ngày càng hòa đồng và hợp nhất; ít tranh chấp nội tâm và nhiều năng lực hơn được sử dụng để sống hữu hiệu; có sự thay đổi trong hành vi càng ngày càng trưởng thành hơn.

12. Yếu tố hạn chế chuỗi diễn biến này là trường hợp dữ kiện có tính cách đe dọa xuất hiện. Nếu trong giai đoạn 3, đáp ứng trung thực của Danh gồm có một chất liệu mới ở ngoài phạm vi trung thực của Minh, thì Minh không thể lắng nghe chính xác được, anh ta sẽ phòng vệ đối với những gì Danh đang thông đạt, anh ta sẽ đáp ứng một cách mơ hồ, và toàn bộ tiến trình được mô tả trong những giai đoạn trên đổi ngược hết.

Một phần của tài liệu Tiến trình thành nhân doc (Trang 139 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w