ĐỘNG LỰC THAY ĐỔ

Một phần của tài liệu Tiến trình thành nhân doc (Trang 113 - 114)

TRONG TRỊ LIỆU VÀ TRONG GIÁO DỤC

ĐỘNG LỰC THAY ĐỔ

Trong diễn trình này nhà trị liệu không cần phải khêu dậy động lực nơi thân chủ, hay tiếp tế năng lượng để đem lại sự thay đổi. Cũng không phải động lực là do thân chủ tự cung cấp, ít nhất là một cách có ý thức. Chúng ta muốn nói là động lực thôi thúc học hỏi và thay đổi phát xuất từ khuynh hướng tự thể hiện của chính sự sống, khuynh hướng cơ thể tiến vào nhiều chiều hướng của tiềm năng phát triển, trong chừng mực mà những hướng này làm tăng trưởng bản thân.

Tôi có thể tiếp tục khảo luận khá dài vấn đề này, nhưng chủ đích của tôi không nhằm vào diễn trình của trị liệu và những học hỏi xảy ra, cũng không nhằm vào những điều kiện để sự học hỏi này, nhưng nhằm vào những điều kiện để sự học hỏi có thể xảy ra. Vì vậy tôi sẽ chỉ đơn giản kết

luận bằng mô tả trị liệu này bằng cách nói rằng: Sự học hỏi đích thực sẽ xảy ra khi hội đủ 5 điều

kiện sau đây:

- Khi thân chủ thấy mình phải đương đầu với một vấn đề nghiêm trọng và đầy ý nghĩa. - Khi nhà trị liệu là một người trung thực trong liên hệ này, có khả năng hiện ra trong tâm trạng

ông ta đang sống.

- Khi nhà trị liệu cảm thấy trân trọng, tích cực vô điều kiện với thân chủ. - Khi nhà trị liệu kinh qua sự hiểu biết thấu cảm chính xác về thế giới riêng của thân chủ và

truyền thông được điều này.

- Khi thân chủ tới mức độ nào đó cảm được sự trung thực, sự chấp nhận, và sự thấu cảm của nhà trị liệu.

Một phần của tài liệu Tiến trình thành nhân doc (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w