KINH NGHIỆM TIỀM NĂNG CỦA BẢN NGÃ

Một phần của tài liệu Tiến trình thành nhân doc (Trang 50 - 53)

VÀI CHIỀU HƯỚNG RÕ RỆT TRONG TRỊ LIỆU

KINH NGHIỆM TIỀM NĂNG CỦA BẢN NGÃ

Một đặc điểm trong tiến trình trị liệu rất hiển nhiên trong tất cả những trường hợp, có thể được gọi là sự ý thức về kinh nghiệm, hay cũng có thể gọi là “sự cảm thụ kinh nghiệm”. Ở đây tôi gán cho nó nhãn hiệu “kinh nghiệm bản ngã”, mặc dầu nhãn hiệu ấy chưa phải là từ chính xác. Trong sự an toàn của mối liên hệ với một nhà trị liệu theo phương pháp thân chủ trọng tâm, vắng mặt hẳn mối đe dọa thực thụ hay tiềm tàng đối với bản ngã, bệnh nhân có thể tự cho phép mình xem xét những mặt khác nhau của kinh nghiệm riêng của mình, đúng như người ấy cảm thấy, đúng như bắt gặp chúng bằng giác quan và tạng phủ, chứ không bóp méo chúng cho phù hợp với quan niệm hiện hữu về bản ngã. Nhiều điểm trong số này tỏ ra cực kỳ tương phản với quan niệm về bản ngã, và bình thường không thể cảm thấy thật đầy đủ, nhưng trong mối liên hệ an toàn ấy, chúng có thể được phép lọt qua để đột nhập ý thức mà không bị móp méo. Như thế chúng thường theo mẫu mực lưu đồ. “Tôi như thế và như thế, vậy mà tôi cảm thấy tình cảm này rất xa lạ với bản ngã tôi”; “Tôi yêu mến cha mẹ tôi, nhưng có nhiều khi tôi thấy chua cay lạ thường với các vị ấy”; “Thực tình tôi chẳng tốt gì, nhưng đôi lúc tôi thấy mình còn tốt hơn bất kỳ người khác”. Như vậy trước tiên tôi phải để ý câu nói: “Tôi là một bản ngã khác với một phần kinh nghiệm của tôi”. Sau, câu ấy biến thể thành: “Có lẽ tôi có nhiều bản ngã khác hẳn nhau, hay có lẽ bản ngã tôi chứa đựng nhiều mâu thuẫn hơn là tôi vẫn tưởng”. Và sau nữa, câu nói ấy sẽ biến đổi thành ra câu thế này: “Trước đây tôi chắc rằng tôi không thể là kinh nghiệm tôi đang có về mình – điều đó mâu thuẫn quá – nhưng bây giờ tôi bắt đầu tin tưởng rằng tôi có thể là tất cả kinh nghiệm của tôi”.

Có lẽ một cái gì đó thuộc bản chất của mặt này về trị liệu có thể được nêu lên từ hai đoạn phỏng vấn bà Oak. Bà Oak là một người nội trợ tuổi gần bốn mươi, bà gặp nhiều khó khăn trong liên hệ hôn nhân và gia đình khi bà đến xin trị liệu. Khác với nhiều bệnh nhân, bà đặc biệt thích theo dõi những diễn biến trong nội tâm bà, bà những cuộc phỏng vấn thâu băng chứa đựng nhiều tư liệu, từ khung nhận thức bên trong của bà, về sự hiểu biết điều gì đang xảy ra. Như vậy là bà cố nói thành lời, những gì ngấm ngầm nhưng không diễn tả ra được nơi nhiều bệnh nhân. Vì lý do này, phần lớn những đoạn trích ở trong chuơng này rút ra từ trường hợp bà Oak.

Từ phần đầu của cuộc phỏng vấn thứ năm đã nổi lên thứ tư liệu mô tả ý thức kinh nghiệm mà chúng ta đã thảo luận.

Bệnh nhân: “Điều đó xảy đến một cách rất mơ hồ. Nhưng như ông thấy, tôi cứ tiếp tục có cái ý nghĩ là toàn thể cái quá trình này đối với tôi như thể là đang xem xét về những mảnh vụn chắp hình. Hình như tôi đang xem xét những mảnh rời rạc không có ý nghĩa gì lắm. Cầm chúng khơi khơi trong tay, chưa bắt đầu nghĩ tới ngay cả một mô hình nào đó. Cái ý nghĩ đó cứ tiếp tục đến với tôi. Và điều này tôi thấy là lạ, vì tôi, tôi không thích trò lắp hình đó. Trò chơi ấy thường khiến tôi bực mình. Nhưng đó là cảm nghĩ của tôi. Và tôi muốn nói là mình nhặt lên những mảnh nhỏ (bà làm hiệu bằng tay suốt cuộc đàm thoại hầu làm cho những lời khẳng định của bà thêm linh hoạt) chẳng có ý nghĩa gì ngoại trừ cái cảm tưởng là mình trăn trở chúng trên tay mà không thấy chúng như một mô hình, nhưng qua sự sờ nắn, tôi có cảm giác là nó sẽ vừa khít vào một chỗ nào đó.

Nhà trị liệu: “Và lúc này đó là quá trình, sờ thấy cái cảm xúc, hình thù và cả tập hợp những mảnh khác nhau với cảm giác chung là thế nào chúng cũng vừa khít vào một chỗ đó, nhưng tất cả chú ý xoáy vào câu hỏi: “Cái cảm giác ấy giống với cảm giác gì? Và cấu trúc của nó như thế nào?” BN: “Đúng thế. Hầu như có cí gì thật cụ thể trong đó. Cái, cái…” NTL: “Bà không thể diễn tả điều đó mà không sử dụng hai tay. Một cảm xúc có thật như thấy bằng giác quan.”

BN: “Đúng rồi. Một cảm giác rất khách quan, nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy gần gũi với chính mình đến thế.”

NTL: “Đồng thời vừa đứng ngoài vừa nhìn vào chính bà, vậy mà thấy gần gũi với chính mình cách đó hơn là…”

BN: “Ấy vậy mà lần đầu tiên sau nhiều tháng tôi không nghĩ tới những vấn đề của mình. Tôi thực sự không, không tìm cách giải quyết chúng.”

NTL: “Tôi có cảm tưởng là bà không ngồi xuống để giải quyết “những vấn đề của tôi”. Không còn cái cảm tưởng ấy nữa.”

BN: “Đúng vậy! Đúng vậy! Điều tôi muốn nói là mình không định ngồi xuống để lắp bức hình ráp thành cái gì. Tôi phải nhìn ra bức tranh đã. Có thể vì, có thể vì tôi đang tận hưởng cảm giác do quá trình tạo ra. Hay là tôi thực sự đang học được một điều gì dó.”

NTL: “Ít nhất là có ý nghĩa về mục tiêu tức thời cảm giác ấy là điều mình nhắm, không phải bà làm việc đó để nhìn thấy tấm hình, nhưng có sự thỏa mãn khi làm quen với từng mảnh một. Có phải thế không?”

BN: “Đúng vậy. Và nó vẫn còn là một thứ cảm xúc, một xúc giác. Thật là thích thú. Đôi khi không hẳn là điều thú vị, tôi chắc như vậy, nhưng…”

NTL: “Một loại kinh nghiệm khác biệt…” BN: “Dạ, khác lắm.”

Đoạn trích này cho thấy rõ ràng việc để cho tư liệu lọt vào tầm ý thức mà không toan tính chiếm lấy nó như một phần của bản ngã, hay liên hệ nó với tư liệu khác tàng trữ trong ý thức. Đó là, nói cho thật rõ, sự ý thức về tầm rộng lớn của những kinh nghiệm, vào lúc mà, không có ý nghĩ liên hệ nó với bản ngã. Về sau có thể nhận định rằng cái gì đó đã cảm thấy có thể trở thành thành phần của bản ngã. Vì thế tiêu đề của phần này mới có tên là “Kinh nghiệm tiềm năng của bản ngã”.

Sự kiện đây là một hình thái mới và bất thường của kinh nghiệm được diễn tả trong một đoạn lời lẽ thì lúng túng, nhưng đầy cảm xúc của cuộc phỏng vấn thứ sáu.

BN: “Ồ, tôi thấy mình nghĩ rằng trong những buổi trị liệu này, ờ, dường như tôi đang ca một bản. Điều này nghe như mơ hồ, ờ, thực ra tôi không hát – một thứ bài ca không âm nhạc. Dường như có bài thơ vọng lên. Và tôi thích ý tưởng này. Tôi có ý nói nó dường như vọng lên tai tôi mà không có nội dung gì lắm. Và trong lúc theo dõi nó, tình cảm khác cũng phải đến. Phải, tôi tự hỏi mình, đây có phải hình thái mà những trường hợp như tôi sẽ đi đến không? Có thể là tôi nói ra lời, và có những lúc say sưa với những lời này không? Và, tiếp tục theo đuổi, tôi có làm mất thời giờ của ông không? Và rồi hoài nghi, hoài nghi. Rồi có một điều gì khác xảy đến cho tôi. Ờ, nó từ đâu đến nhỉ, tôi không biết, không phải là ảnh hưởng tất nhiên của suy nghĩ. Ý tưởng làm tôi ngạc nhiên: À ra chúng ta làm từ từ, chúng ta không bị tràn ngập hay là nghi ngờ, hay tỏ ra chú tâm, hay thích thú lắm khi những người mù tập đọc bằng ngón tay của họ chữ Braille. Tôi không biết – có thể là cái thứ gì đó, lẫn lộn hết. Có thể là một điều gì đó tôi đang trải qua.”

NTL: “Để xem tôi có hiểu được điều gì về chuỗi tình cảm này hay không. Trước hết dường như là bà đang – và tôi cho đó là một thứ cảm giác tích cực – đang viết thành một bài thơ – một bài ca không âm nhạc bằng cách nào đó, nhưng là một điều gì đó đầy sáng tạo, và rồi lại có cảm tưởng hoài nghi về điều đó. “Có lẽ tôi đang nói những lời, những lời đó lôi cuốn tôi, những lời thực ra đầy bông lơn”, và rồi có cảm tưởng rằng có lẽ bà hầu như đang học hỏi một loại cảm giác mới, thứ kinh nghiệm hết sức mới như là đối với người mù qua các đầu ngón tay sờ thấy ý nghĩa.”

BN: “Ờ, ờ…” (ngưng lại)… “Nhiều khi tôi tự nghĩ chúng ta có thể đi sâu vào sự kiện đặc biệt này hay sự kiện đặc biệt kia. Và rồi thì khi tôi lại đây thì điều đó không đúng nữa, nó có vẻ giả tạo. Và rồi thì xâu chuỗi những lời nói này không phải là bịa đặt, và rồi đôi lúc lại nghi đó chỉ là chuyện bịa đặt. Có cảm tưởng như đúng là mình đang viết nhạc… Có lẽ đó là lý do hôm nay tôi hoài nghi về toàn thể sự việc, bởi vì đó là điều không bị gò ép. Và thực tình tôi cảm thấy điều mình nên làm là hệ thống hóa lại sự kiện này. Tôi phải cố gắng hơn và…”

NTL: “Đó là một thẩm tra sâu sắc về điều tôi đang làm gì đối với một bản ngã không chịu thúc đẩy cho các sự việc được tác động, được giải quyết”. (ngừng nói).

BN: “Rồi lại còn một sự kiện, tôi thật tình thích cái điều kia, điều tôi không biết, hãy gọi nó là một cảm giác thương tâm. Tôi muốn nói – là tôi cảm thấy những điều mà trước đây chưa bao giờ cảm thấy. Điều ấy tôi cũng thích lắm. Có lẽ đó là thể thức để làm việc đó. Cho tới nay tôi cũng không biết.”

Đây là một sự biến đổi chắc chắn xảy ra trong trị liệu đạt tới độ sâu. Sự việc này có thể tóm tắt linh động trong câu nói “Tôi đến đây để được giải quyết nhiều vấn đề, và bây giờ tôi thấy là tôi chỉ đang kinh nghiệm chính tôi”. Và với bệnh nhân này sự biến đổi thường đi kèm bởi một sự suy nghĩ theo trí tuệ là việc đó sai lầm, và bởi một sự đánh giá cao đầy xúc động về sự kiện “việc đó gây thoải mái”.

Chúng ta có thể kết luận về đoạn này rằng một trong những chiều hướng căn bản trong việc tiến hành trị liệu là sự thong dong kinh nghiệm những phản ứng bằng cảm xúc và nội tạng của cơ thể mà không nỗ lực liên hệ với những kinh nghiệm của bản ngã. Điều này thường được kèm theo bởi sự xác tín rằng thứ chất liệu này, điểm chung kết của diễn trình này là người bệnh khám phá ra rằng người đó có thể là kinh nghiệm của mình với những mâu thuẫn nông nổi và đa tạp, rằng người ấy có thể ý thức được bản ngã qua kinh nghiệm của y, thay vì cố gắng áp đặt bản ngã trên kinh nghiệm, từ chối không chịu ý thức những yếu tố không thích hợp với mình.

Một phần của tài liệu Tiến trình thành nhân doc (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w