6. Kết cấu của nghiên cứu
1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trên cơ sở lý thuyết và tham khảo từ một số nghiên cứu có liên quan, tác giả đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên trong các KS cao cấp tại thành phố Nha Trang gồm 08 thành phần sau: bản chất công việc, thu nhập và phúc lợi, thương hiệu tổ chức, quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ với cấp trên, điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến và năng lực bản thân. Trong đó lòng trung thành của nhân viên là biến phụ thuộc, tám thành phần trên là các biến độc lập (xem sơ đồ 2.1).
Ngoài các yếu tố trên, các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân cũng có những tác động đến lòng trung thành của người lao động. Chúng bao gồm: giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thâm niên công tác và chức danh nghề nghiệp.
Mô hình nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh KS ở Nha Trang của tác giả Phạm Thị Kim Phượng (2008) và Phạm Hồng Liêm (2011) chỉ thực hiện trong một đơn vị kinh doanh du lịch riêng lẻ nên chưa thể giải thích hết được các nhân tố tác động đến lòng trung thành của nhân viên trong ngành. Với nghiên cứu này, hy vọng các nhân tố mới sẽ giải thích đầy đủ hơn lòng trung thành của nhân viên với đơn vị kinh doanh KS cao cấp và cung cấp cho các nhà quản trị nhân sự cái nhìn toàn diện hơn về bức tranh tổng thể của lĩnh vực này.
Sơ đồ 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên đối với các khách sạn cao cấp tại thành phố Nha Trang” là một nghiên cứu mới trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Do đó, nghiên cứu được trình bày trong luận văn này có những điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước đây về ngành nghề, thời gian và địa điểm nghiên cứu.
Tóm tắt chương 1
Chương này đã đưa ra một số khái niệm cơ bản cũng như cơ sở lý thuyết có liên quan đến mức độ thỏa mãn với các yếu tố thành phần công việc và lòng trung thành của nhân viên với tổ chức nơi họ làm việc.
Đồng thời, nghiên cứu cũng đã tổng hợp một số các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên chủ yếu dựa trên thang đo AJDI của Trần Kim Dung đã điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, cùng với tham khảo từ một số nghiên cứu khác. Đó là 8 thành phần: bản chất công việc, thu nhập và phúc lợi, thương hiệu tổ chức, quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ với cấp trên, điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, năng lực bản thân. Trong đó, thành phần “năng lực bản thân” là biến mới.
H8
Điều kiện làm việc Lòng trung thành
của nhân viên đối
với tổ chức Thương hiệu tổ chức
Mối quan hệ với đồng nghiệp Mối quan hệ với cấp trên
Năng lực bản thân Thu nhập và phúc lợi Bản chất công việc Các đặc điểm cá nhân: - Giới tính - Tuổi tác - Trình độ học vấn - Tình trạng hôn nhân - Thâm niên công tác -
H2 H3
Cơ hội đào tạo và thăng tiến H4 H5 H6 H7 H9 H1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này, trước tiên sẽ trình bày tổng quan về ngành kinh doanh KS ở Nha Trang và nhu cầu nhân lực du lịch tại tỉnh Khánh Hòa nói chung và lĩnh vực kinh doanh KS nói riêng.
Sau đó, nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu để xây dựng các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu và kỹ thuật phân tích dữ liệu được sử dụng. Cụ thể, sẽ giới thiệu chi tiết về phương pháp thiết kế nghiên cứu với hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm và nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người lao động tại một số KS cao cấp ở thành phố Nha Trang.