Mối quan hệ với cấp trên

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên đối với các khách sạn cao cấp tại thành phố nha trang (Trang 39 - 41)

6. Kết cấu của nghiên cứu

1.1.6.6 Mối quan hệ với cấp trên

a. Khái niệm

Cấp trên: được hiểu là “người ở vị trí cao hơn trong cùng tổ chức” (từ điển Tiếng Việt 2004, tr.152). Trong ngữ nghĩa của đề tài này là người quản lý trực tiếp nhân viên.

Sự thỏa mãn công việc mang lại từ yếu tố mối quan hệ giữa cấp trên với nhân viên cấp dưới của mình bao gồm: sự quan tâm của cấp trên (Bellingham 2004), năng lực của cấp trên, sự tự do thực hiện công việc của cấp dưới (Weiss et al. 1967), sự ghi nhận sự đóng góp của nhân viên, sự đối xử công bằng đối với cấp dưới và sự hỗ trợ khi cần thiết (Trần Kim Dung & Abraham Morris 2005).

b. Mối quan hệ giữa mối quan hệ với cấp trên với lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức

Cấp trên là nguồn động viên lớn của mỗi nhân viên, nhân viên sẽ làm việc lâu dài với công ty nếu họ có một cấp trên đáng kính và tin tưởng. “Nguyên nhân chủ yếu (khoảng 65%) khiến nhân viên rời bỏ công ty là do giám đốc của họ. Chúng ta thường nói nhân viên bỏ việc hay rời bỏ công ty, nhưng thực chất là rời bỏ lãnh đạo của

mình” (John C. Maxwell 2011, tr. 240). Theo ông Mark Herbert, một chuyên gia tư

vấn về sự gắn bó của nhân viên, cho biết: “Sự gắn bó sống và chết là nằm ở mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên trong công ty”. Các nhà quản lý sẽ tiến một bước dài trên cuộc hành trình tìm lại lòng trung thành của các nhân viên bằng việc gia tăng những hành vi quản lý tích cực đồng thời giảm thiểu các hành vi quản lý tiêu cực. Khi mà sự gắn kết hiện hữu trong các nhân viên tài năng của công ty, họ sẽ có khả năng hoàn thành những công việc phi thường để xây dựng và gặt hái thành công trong kinh doanh chung. Để nhân viên có thể hết lòng phụng sự cho doanh nghiệp thì nghệ thuật giao tiếp của cấp trên đối với cấp dưới là điều rất quan trọng. Nhà quản trị càng tạo ra bầu không khí thân tình, tin tưởng ở nhân viên, chú ý xây dựng mối quan hệ tốt, cư xử lịch thiệp, tôn trọng nhân viên, biết chú ý lắng nghe ý kiến của họ, không ép buộc họ bằng quyền lực mà bằng uy tín thật sự thì càng phát huy tài năng của họ, kích thích họ làm việc hăng say và có hiệu quả hơn (Thái Trí Dũng 2010).

“Sự thỏa mãn của người lao động tăng lên khi người lãnh đạo của họ là người

hiểu biết, thân thiện” (Nguyễn Hữu Lam 2007, tr. 112). Thực tế cho thấy khi nhân

viên luôn nhận được sự hỗ trợ của cấp trên thì họ sẽ gắn kết với tổ chức hơn (Mathieu & Zajac’s 1990; Currivan 1999). “Lòng tin vào người lãnh đạo là yếu tố thiết yếu để nhân viên gắn bó lâu dài với họ. Nhân viên phải thấy được ở người lãnh đạo của mình

khả năng gửi gắm niềm tin, uy tín và đáng tin cậy.” (John C. Maxwell 2011, tr. 242).

viên luôn nhạy cảm và đánh giá đúng với việc một nhà quản lý có lo lắng tới các quyền lợi của họ hay không. Ta đặt giả thuyết sau:

H6: Nếu mối quan hệ với cấp trên càng tốt thì lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức càng cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên đối với các khách sạn cao cấp tại thành phố nha trang (Trang 39 - 41)