6. Kết cấu của nghiên cứu
4.2 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu
Về hệ thống thang đo
Nghiên cứu này đã kế thừa thang đo các yếu tố thành phần công việc AJDI và thang đo trung thành trong thang OCQ của Trần Kim Dung đã được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Sau đó, tiến hành nghiên cứu định tính để điều chỉnh lại cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh lưu trú. Bảy thành phần công việc của thang đo AJDI được điều chỉnh lại thành 6, trong đó thành phần tiền lương và phúc lợi được kết hợp thành “thu nhập và phúc lợi”. Nghiên cứu thêm thành phần “thương hiệu” trên cơ sở kế thừa từ mô hình của tác giả Phạm Hồng Liêm khi nghiên cứu về sự gắn kết
của nhân viên với công ty du lịch Khánh Hòa. Đặc biệt thành phần “năng lực bản thân” là thành phần mới của mô hình. Tất cả, các biến quan sát của thang đo trên đã được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực kinh daonh KS cao cấp. Qua kết quả kiểm định độ tin cậy và độ giá trị của thang đo, cho thấy 57 biến quan sát của thang đo ban đầu thì còn lại 41 biến đều đạt được độ giá trị và độ tin cậy. Nghiên cứu này góp phần vào hệ thống thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của người lao động đối với các KS cao cấp tại thành phố Nha Trang.
Về mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu ban đầu đưa ra khá phù hợp. Tuy nhiên, sau quá trình khảo sát và xử lý số liệu, kết quả cuối cùng cho thấy có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đối với mức độ trung thành của người lao động với các KS cao cấp tại thành phố Nha Trang đó là: cơ hội đào tạo, thương hiệu tổ chức, quan hệ đồng nghiệp, chính sách phúc lợi và mối quan hệ với cấp trên. Được thể hiện qua phương trình hồi quy sau:
TT =0.411*CT + 0.186*TH + 0.167*DT + 0.128*PL +0.072*DN
Trong đó yếu tố quan hệ với cấp trên có ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ trung thành của người lao động, thứ hai là yếu tố thương hiệu tổ chức, thứ ba là cơ hội đào tạo, thứ tư là chính sách phúc lợi và cuối cùng là mối quan hệ với đồng nghiệp. Mặc dù thành phần “năng lực bản thân” không có ý nghĩa thống kê, nhưng qua kiểm định cho thấy nó có tác động ngược chiều đến lòng trung thành của nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú cao cấp. Tức là, khi năng lực cá nhân của người lao động càng cao thì mức độ trung thành với tổ chức càng giảm.
Các mục tiêu chính của đề tài
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ trung thành của người lao động với các KS cao cấp tại thành phố Nha Trang đó là: cơ hội đào tạo, thương hiệu tổ chức, quan hệ đồng nghiệp, chính sách phúc lợi và mối quan hệ với cấp trên.
Các nhân tố này đều có tác động cùng chiều đến lòng trung thành của nhân viên. Và mối quan hệ với cấp trên là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến lòng trung thành của nhân viên là mối quan hệ với cấp trên với hệ số Beta = 0.411. Yếu tố có ảnh hưởng quan trọng thứ hai đến lòng trung thành của nhân viên là thương hiệu tổ chức với Beta = 0.186. Yếu tố có ảnh hưởng quan trọng thứ ba đến lòng trung thành của nhân viên là cơ hội đào tạo với Beta = 0.167. Tương tự, yếu tố có ảnh hưởng quan trọng thứ tư đến lòng trung thành của nhân viên là chính sách phúc lợi với Beta =
0.128. Và yếu tố cuối cùng ảnh hưởng quan trọng đến lòng trung thành của nhân viên là quan hệ với đồng nghiệp với Beta = 0.072. Trên cơ sở này, nghiên cứu sẽ đưa ra một số gợi ý chính sách để giúp ban quản lý duy trì và nâng cao lòng trung thành của nhân viên với tổ chức.