6. Kết cấu của nghiên cứu
3.5.4.6 Khác biệt về chức danh nghề nghiệp
Kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances cho ta thấy với mức ý nghĩa Sig = 0.001 < 0.05 có thể nói phương sai của sự đánh giá về lòng trung thành giữa 6 nhóm chức danh nghề nghiệp là khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, giả thuyết phương sai bằng nhau đã bị bác bỏ. Do đó ta chọn thống kê Tanhane’T2 để kiểm định khi các phương sai khác nhau.
Chúng ta có thể thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm nhân viên so với trưởng ca (với sig = 0.01) và nhóm nhân viên so với giám sát (sig = 0.029). Bởi vì, mức ý nghĩa quan sát ở kiểm định chênh lệch trung bình cặp này đều nhỏ hơn 0.05 là mức ý nghĩa đã chọn cho kiểm định này. Và nhóm nhân viên có xu hướng ít trung thành hơn so với nhóm trưởng ca và giám sát (xem mục 6 phụ lục 09).
Sau khi tiến hành phân tích ANOVA với các đặc điểm nhân khẩu học với mức ý nghĩa 5%, ta có kết quả như sau (xem bảng 3.35).
Bảng 3.35 Bảng tổng hợp kết quả phân tích ANOVA Các đặc điểm nhân khẩu học Mức ý nghĩa Kết luận
Giới tính 0.000 Có sự khác nhau về mức độ trung
thành theo giới tính
Độ tuổi 0.02 Có sự khác nhau về mức độ trung
thành theo độ tuổi
Trình độ học vấn 0.025 Có sự khác nhau về mức độ trung
thành theo trình độ học vấn
Tình trạng hôn nhân 0.000 Có sự khác nhau về mức độ trung
thành theo tình trạng hôn nhân
Thâm niên công tác 0.02 Có sự khác nhau về mức độ trung
thành theo thâm niên công tác
Chức danh nghề nghiệp 0.01 Có sự khác nhau về mức độ trung
thành theo chức danh nghề nghiệp ơ
Tóm lại, qua kiểm định sự khác biệt về đặc điểm cá nhân đến lòng trung thành của nhân viên ta thấy: Có sự khác nhau về mức độ trung thành của các nhân viên theo các đặc điểm nhân khẩu học như: giới tính, tuổi tác, trình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, thâm niên công tác, chức danh công tác. Như vậy, giả thuyết H9 được chấp nhận.