Năng lực bản thân

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên đối với các khách sạn cao cấp tại thành phố nha trang (Trang 42 - 43)

6. Kết cấu của nghiên cứu

1.1.6.8 Năng lực bản thân

a. Khái niệm

Wiktionary định nghĩa ngắn gọn năng lực là “Khả năng làm việc tốt, nhờ có

phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn”. Năng lực là tổng hợp các đặc điểm,

thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân mới đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn đo tự nhiên mà có phần lớn do công tác, do tập luyện mà có (Phạm Tất Dong 1989). “Năng lực bản thân gồm 3 phần: kiến thức, kỹ năng,

thái độ - tính cách” (Mạc Văn Trang 2000).

b. Mối quan hệ giữa năng lực bản thân với lòng trung thành

Theo mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dòng nhân lực của Jinou Shi (2007), bao gồm: (1) các nhân tố bên trong như thuộc tính cá nhân (tuổi, cá tính), nghề nghiệp của cá nhân (mức độ đầu tư vào nghề nghiệp của cá nhân); (2) các nhân tố bên ngoài như môi trường bên ngoài (môi trường làm việc, môi trường xã hội), quan điểm về nghề nghiệp (quan niệm của xã hội đối với nghề nghiệp của cá nhân, đối với cấp độ phức tạp của nghề nghiệp về mặt kỹ thuật). Trong đó, Jinou Shi khi đề cập đến nhân tố nghề nghiệp, ông đã chứng minh rằng: “Người lao động có khả năng chuyên môn cao thì khả năng thay đổi công việc càng cao”. Và khi đề cập đến những thuộc tính cá nhân của người lao động ông khẳng định thêm: “Năng lực chuyên môn càng cao, khả năng thay đổi công việc của người lao động càng lớn”. Như vậy, về phương diện này năng lực bản thân cũng có tác động đáng kể đến lòng trung thành của người lao động.

Thông thường những người có kiến thức và kỹ năng thì sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn công việc hơn so với những người năng lực bị giới hạn. Thực tế đã cho thấy, những người có năng lực cá nhân tốt thường ít trung thành với một tổ chức, họ thường hay “nhảy việc” để khẳng định bản thân hơn những người năng lực hạn chế. Đó chính là tài sản của riêng mỗi người, nó không nằm ở thế giới bên ngoài của chúng ta mà nó nằm trong chính chúng ta. Chúng ta hãy biết đầu tư vào việc phát triển năng lực của mình để gia tăng nguồn vốn cho bản thân. Theo đánh giá của bà Trần Phương Lan, Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học quốc gia Hà Nội: “Những người thích nhảy việc rất năng động, không ngại khó khăn và có năng lực. Đây cũng là tuýp người sẵn sàng chấp nhận thử thách mới, dễ hòa nhập và có khả năng điều chỉnh để phù hợp với môi trường làm việc khác nhau. Tuy nhiên, nếu phải chọn lựa giữa hai người mà tài năng không chênh nhau là mấy, tôi sẽ chọn người năng lực thấp hơn một chút nhưng là người tận tâm và hết lòng vì tổ chức. Không một tổ chức nào có thể đem lại tất cả mọi thứ bạn muốn. Bạn có thể thỏa mãn ở khía cạnh này nhưng lại cảm thấy không thỏa mãn ở khía cạnh khác”.

Ngược lại, những người năng lực hạn chế thường chẳng dám tìm việc mới. Họ sợ thay đổi môi trường làm việc, sợ sếp mới, sợ phải học lại từ đầu, sợ phải bắt đầu mà chẳng có sẵn tư liệu, tên tuổi gì cả. Họ sợ mình sẽ mất tất cả những gì đã đạt được ở cái công ty cũ mặc dù họ vẫn không hài lòng với công việc hiện tại nhưng vẫn miễn cưỡng trung thành.

Từ những cơ sở trên, ta thấy năng lực có tác động ngược chiều đối với lòng trung

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên đối với các khách sạn cao cấp tại thành phố nha trang (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)