Thu nhập và phúc lợi

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên đối với các khách sạn cao cấp tại thành phố nha trang (Trang 34 - 36)

6. Kết cấu của nghiên cứu

1.1.6.2 Thu nhập và phúc lợi

a. Khái niệm

Thu nhập là số tiền cá nhân, tổ chức, khu vực, quốc gia… có được từ việc làm, từ việc đầu tư, từ việc kinh doanh. Trong khi đó, phúc lợi là quyền lợi về vật chất và tinh thần mà công ty đảm bảo cho người lao động được hưởng (Từ điển Tiếng Việt 2004 tr. 902). Nguyễn Hữu Thân (2001) đã chỉ ra rằng phúc lợi bao gồm hai phần chính: phúc lợi theo pháp luật quy định và phúc lợi do các công ty tự nguyện áp dụng một phần nhằm kích thích động viên nhân viên làm việc, và một phần nhằm duy trì và lôi cuốn người có tài về làm việc cho công ty. Phúc lợi tự nguyện là các chương trình bảo hiểm

y tế, chương trình bảo hiểm sức khỏe, các loại dịch vụ, các chương trình trả tiền trợ cấp độc hại - nguy hiểm và các khoản trợ cấp khác như trợ cấp thành lập các trung tâm chăm sóc trẻ em lúc ba mẹ chúng làm việc hay chương trình chẩn đoán và chữa trị huyết áp công. Mỗi công ty có nhiều sáng kiến về các loại trợ cấp khác nhau nhưng tất cả đều có một mục đích chung là khuyến khích nhân viên làm việc, an tâm công tác, và gắn bó với cơ quan nhiều hơn.

b. Mối quan hệ giữa thu nhập và phúc lợi với lòng trung thành

Vì điều kiện làm việc của ngành kinh doanh KS mang tính mùa vụ nên thu nhập là yếu tố không thể bỏ qua được. Họ cần khoản thu nhập xứng đáng với công sức bỏ ra trong những mùa cao điểm. Trong ngữ nghĩa của đề tài nghiên cứu này thì thu nhập là số tiền mà cá nhân có được từ việc làm công cho một doanh nghiệp, tổ chức nào đó, thu nhập này không bao gồm các khoản thu nhập khi họ làm công việc khác. Và trong lĩnh vực kinh doanh KS cao cấp thì khoản thu nhập này sẽ bao gồm: các khoản lương cơ bản, tiền phí phục vụ (service charge), các khoản trợ cấp (tăng ca, làm đêm..) các loại thưởng bao gồm cả thưởng định kỳ và thưởng không định kỳ, hoa hồng (nếu có) và lợi ích bằng tiền khác phát sinh trực tiếp từ công việc chính hiện tại. Trong đó, thu nhập của người lao động chủ yếu từ 2 nguồn: lương và phí phục vụ. Tuy nhiên, vì chính sách phân chia tiền phí phục vụ của mỗi KS là khác nhau, đã làm khoản thu nhập của người lao động khác nhau (mặc dù tiền lương cơ bản là như nhau). Do đó, điều nhân viên làm trong lĩnh vực kinh doanh KS cao cấp quan tâm nhất đó là thu nhập hàng tháng chứ không chỉ là tiền lương.

Thu nhập có thể thu hút mọi người tới cánh cửa trước, nhưng còn một vài thứ khác sẽ giữ chân không cho họ rời bỏ từ cửa sau. Đó chính là những phúc lợi của tổ chức đó mang lại cho người lao động. Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; hưu trí; nghỉ phép, lễ; ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ; trợ cấp của doanh nghiệp cho các nhân viên đông con hoặc có hoàn cảnh khó khăn; quà tặng của doanh nghiệp cho nhân viên vào các dịp sinh nhật, cưới hỏi, mừng thọ cha mẹ nhân viên.

Theo Luddy (2005) kết luận tiền lương là yếu tố gây nên sự bất mãn nhất trong công việc của người lao động ở Viện y tế công cộng ở Western Cape, Nam Phi. Bên cạnh đó, Trần Kim Dung (2005) cho rằng phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung

thành, gắn bó với doanh nghiệp. Và Artz (2008) lại cho rằng phúc lợi có vai trò quan trọng trong việc xác định mức thỏa mãn công việc và lòng trung thành của nhân viên. Tiền lương và phúc lợi có liên quan đến quyết định bỏ nghề. Như vậy, sự gắn kết tổ chức có liên quan đến lợi ích cuộc sống của nhân viên (Dubin et al. 1975; trích dẫn từ Mowday et al. 1979). Tóm lại, “thu nhập và phúc lợi” có mối quan hệ dương với lòng trung thành của nhân viên. Ta có, giả thuyết:

H2: Thu nhập và phúc lợi của tổ chức càng cao, lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức càng cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên đối với các khách sạn cao cấp tại thành phố nha trang (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)