6. Kết cấu của nghiên cứu
1.1.5.4 Thuyết hai nhân tố của F.Herzberg
Thuyết hai nhân tố (Two Factor Theory hoặc Herzberg's Boby Motivation- Hygiene Theory) được đưa ra bởi nhà tâm lý học Frederick Herzberg vào năm 1966.
Thuyết này chủ yếu dựa trên các kết quả điều tra và phân tích điều tra phỏng vấn 203 nhân viên kế toán và kỹ sư, được thực hiện ở Pittsburgh, Pennsylvania.
Học thuyết này đã và đang được các nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng rộng rãi. Phát hiện của Herzberg đã tạo ra một sự ngạc nhiên lớn vì nó đã đảo lộn nhận thức thông thường. Các nhà quản lý thường cho rằng đối ngược với thỏa mãn là bất mãn và ngược lại. Nhưng, Herzberg lại cho rằng đối nghịch với bất mãn không phải là thỏa mãn mà là không bất mãn và đối nghịch với thỏa mãn không phải là bất mãn mà là không thỏa mãn. Các nhân tố liên quan đến sự thỏa mãn đối với công tác còn được gọi là các nhân tố động viên. Các nhân tố liên quan đến bất mãn còn được gọi là các nhân tố duy trì hay lưỡng tính.
Bảng 1.2 Các nhân tố duy trì và động viên
Nhân tố duy trì Nhân tố động viên
Các điều kiện làm việc Được ghi nhận đóng góp
Chính sách và cung cách quản trị Sự thành đạt
Lương bổng và các khoản thù lao Sự tiến bộ, thăng tiến
Sự giám sát trong công việc Sự tăng trưởng như mong muốn
Cuộc sống cá nhân Trách nhiệm
Cấp bậc
Cảm giác có công việc ổn định Đồng nghiệp
(Nguồn: Frederick Herzberg 1966) Đối với nhân tố động viên, nếu được giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thỏa mãn từ đó động viên người lao động làm việc tích cực, chăm chỉ hơn. Nhưng nếu không được giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng không thỏa mãn chứ chưa chắc bất mãn. Trong khi đó đối với các nhân tố duy trì, nếu giải quyết tốt sẽ tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chưa chắc có tình trạng thỏa mãn.
Sự thỏa mãn nhân viên chính là cách để gây dựng lòng trung thành của họ đối với tổ chức/doanh nghiệp, làm cho nhân viên yêu thích công việc, gắn bó với đồng nghiệp, tìm thấy sự lạc quan trong môi trường, từ đó gắn kết họ với mục tiêu của tổ
chức và phấn đấu cho mục tiêu đó. Nếu nhân viên không thỏa mãn thì họ sẵng sàng từ bỏ tổ chức khi có cơ hội tốt hơn.