Quy trình hiệu chỉnh thang đo

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên đối với các khách sạn cao cấp tại thành phố nha trang (Trang 56 - 65)

6. Kết cấu của nghiên cứu

2.3.2.3Quy trình hiệu chỉnh thang đo

Như đã trình bày ở trên, để đánh giá mức độ thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức qua các yếu tố thành phần công việc nghiên cứu dựa vào thang đo AJDI của PGS.TS. Trần Kim Dung (2005). Và để đánh giá mức độ trung thành với tổ chức, tác giả dựa trên thang đo OCQ (Trần Kim Dung - Abraham Morris, 2005) cùng với thang đo của Man Power (2002).

Các thang đo này được gọi là thang đo 1, với 41 biến quan sát như sau: 33 biến quan sát dùng để đo lường 7 thành phần của công việc. (1) Bản chất công việc, gồm 4 biến quan sát đo lường mức độ thỏa mãn, đánh giá của nhân viên đối với công việc hiện tại; (2) Tiền lương, gồm 4 biến quan sát đo lường mức độ thỏa mãn đối với chính sách tiền lương của công ty; (3) Phúc lợi, gồm 4 biến quan sát để đo lường khả năng tạo sự tin tưởng và quan tâm của công ty đối với nhân viên; (4) Điều kiện làm việc, có 6 biến quan sát đo lường mức độ hấp dẫn, tính an toàn của công việc, trang thiết bị phục vụ cho công việc và thời gian làm việc của nhân viên; (5) Đồng nghiệp, gồm 4 biến quan sát dùng để đánh giá mối quan hệ giữa các nhân viên cùng làm việc với nhau và toàn bộ đồng nghiệp của công ty; (6) Lãnh đạo, gồm 6 biến quan sát để đánh giá người quản lý trực tiếp, các lãnh đạo của công ty và mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với người quản lý; (7) Cơ hội đào tạo và thăng tiến, gồm 5 biến quan sát đánh giá chương trình đào tạo và chính sách thăng tiến của công ty dành cho nhân viên.

Và thang đo lòng trung thành gồm 8 biến quan sát (3 biến của Man Power, 5 biến của thang đo OCQ điều chỉnh).

Bước 1: Thang đo 1

Thang đo các yếu tố thành phần công việc (AJDI): gồm 7 thành phần với 33 biến quan sát

Thành phần 1: Bản chất công việc: (Work)

1. Công việc giúp tôi sử dụng tốt khả năng của mình. (My work makes good use of my ability).

2. Công việc của tôi rất thú vị (My work is exciting).

3. Công việc của tôi mang lại nhiều thách thức (My work is very challenging).

4. Tôi được quyền quyết định một số vấn đề nằm trong năng lực của mình (The responsibility matches with authority in my job).

Thành phần 2: Tiền lương (Pay)

5. Tôi được trả lương cao. (I am highly paid)

6. Tôi có thể sống tốt với mức lương của mình (My salary can cover all my normal expenses).

7. Mức lương của tôi xứng đáng với năng lực làm việc (My salary is proper to my performance).

8. Trợ cấp và thu nhập khá công bằng ở công ty (Compensation and income are fair in the organization).

Thành phần 3: Phúc lợi (Benefit)

9. Các phúc lợi khác của công ty rất tốt. (The organization has good fringe benefit) 10. Công ty luôn tuân thủ chính sách bảo hiểm xã hội tốt. (The organization provides

good social insurance)

11. Công ty luôn đóng bảo hiểm y tế cho tôi. (The organization provides good medical insurance)

12. Công ty luôn tuân thủ chính sách bảo hiểm thất nghiệp tốt. (The organization provides good unemployment insurance)

Thành phần 4: Điều kiện làm việc (Save and Security)

13. Tôi thường cảm thấy bị áp lực trong công việc của mình. (I often feel pressure on my job)

14. Tôi thường bị căng thẳng khi làm việc. (I often feel stress on my job)

15. Công việc thường đòi hỏi tôi phải làm thêm giờ. (My job does often require me to work extra hours)

16. Trang thiết bị phục vụ cho công việc là an toàn và vệ sinh. (Tools and equipments are safe and hygiene)

17. Điều kiện làm việc rất an toàn cho tôi. (My job provides me with a good sense of security)

18. Công việc của tôi rất ổn định. (My job is stable)

Thành phần 5: Đồng nghiệp (Co-workers)

19. Bạn đồng nghiệp của tôi rất vui vẻ. (My fellow workers are pleasant)

20. Những người làm việc cùng với tôi luôn hợp tác tốt để hoàn thành công việc. (The people I work with cooperate to get the job done)

21. Người làm việc cùng với tôi rất thân thiện, dễ gần. (The people I work with are very friendly) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22. Người làm việc cùng với tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bất cứ khi nào tôi cần. (The people I work with help each other out whenever needed)

Thành phần 6: Lãnh đạo (Supervisor)

23. Khi có vấn đề liên quan đến công việc của tôi, cấp trên luôn hỏi ý kiến tôi. (My supervisor asks my opinion when a problem related to my work arises)

24. Cấp trên của tôi luôn khuyến khích tôi tham gia vào các quyết định quan trọng. (My supervisor encourages subordinates to participate in important decisions) 25. Cấp trên luôn đóng góp ý kiến kịp thời về công việc của tôi. (My supervisor gives

me timely feedback on how well I am doing my job)

26. Nhân viên ở công ty tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tốt từ cấp trên. (Employees in my company receive good support from supervisor)

27. Các cán bộ lãnh đạo ở công ty tôi rất gương mẫu. (Managers in this organization are tactful)

28. Nhân viên được đối xử công bằng tại nơi làm việc. (Employees are treated fairly where I work)

Thành phần 7: Cơ hội đào tạo và thăng tiến (Promotion)

29. Công ty luôn tạo cơ hội thăng tiến cho tôi (The organization provides me opportunities for advancement)

30. Chính sách thăng tiến của công ty công bằng (My organization has an fair promotion policy).

31. Công ty cung cấp chương trình đào tạo cần thiết cho công việc hiện tại của tôi (The training I received has prepared me to carry out my present job).

32. Công ty tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho sự phát triển cá nhân (The organization provides me opportunities for my personal development).

33. Quá trình đánh giá được thiết lập rõ ràng cho việc đào tạo và phát triển cá nhân (The performance appraisal process establishes a clear plan for my training and development).

Thang đo lòng trung thành của Man Power (2002) gồm 3 biến quan sát

34. Sẵn lòng giới thiệu công ty mình như một nơi làm việc tốt. 35. Sẵn lòng giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của công ty. 36. Có ý định gắn bó lâu dài với công ty.

Thang đo lòng trung thành của OCQ hiệu chỉnh gồm 5 biến quan sát

37. Muốn ở lại làm việc cùng tổ chức/công ty đến cuối đời. ®

38. Sẽ ở lại làm việc lâu dài với công ty mặc dù có nơi khác đề nghị lương bổng hấp dẫn hơn. ®

39. Cảm thấy trung thành với tổ chức/công ty. ®

40. Là thành viên của tổ chức/công ty là điều rất quan trọng đối với bản thân.

41. Tự nguyện làm bất cứ việc gì do tổ chức /công ty giao để được ở lại làm việc cho tổ chức/công ty.

Thang đo 1 như trên thể hiện khá hoàn chỉnh mọi vấn đề đặc trưng cho các yếu tố thành phần công việc và sự tác động của nó đến sự thỏa của nhân viên đối với công việc cũng như lòng trung thành nhân viên với tổ chức. Tuy nhiên, do có những đặc điểm khác biệt trong kinh doanh KS đặc biệt các đơn vị kinh doanh KS cao cấp lại có những đặc thù riêng. Do vậy, có nhiều biến quan sát của thang đo chưa phù hợp và việc điều chỉnh, bổ sung là thật sự cần thiết. Dựa trên nội dung sẵn có của thang đo 1, tác giả tiến hành thảo luận nhóm lần 1 (gồm 10 người) với các nhân viên làm trong các KS tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao ở Nha Trang để điều chỉnh thang đo 1.

Sau khi tiến hành thảo luận nhóm, thang đo 1 đã được điều chỉnh lại thành thang đo 2 cho phù hợp với đặc điểm của các đơn vị kinh doanh KS cao cấp. Trong thang đo này, nhóm đã có sự điều chỉnh về mặt nội dung cũng như đưa thêm vào và đồng thời loại bỏ một số biến quan sát không phù hợp. Cụ thể:

Thành phần “tiền lương và phúc lợi”, được đổi thành “Thu nhập và phúc lợi”. Theo các chuyên gia và kết quả thảo luận nhóm, thì đối với các KS cao cấp, đa số các đơn vị trả cho nhân viên mức lương gần tương đương nhau. Ngoài khoản tiền lương,

các nhân viên hàng tháng đều được có thêm khoản tiền phí phục vụ (service charge). Đó là khoản tiền được tính thêm trên 5% hóa đơn của khách hàng, mà KS đại diện lấy về cho nhân viên của mình, và khoản tiền này chỉ có ở các KS từ 4 đến 5 sao mới được phép tính. Tuy nhiên, tùy vào chế độ của mỗi KS và tình hình kinh doanh của đơn vị mà khoản tiền này được chia nhân viên là khác nhau. Ngoài ra, trong suốt quá trình phục vụ, nhân viên còn được nhận thêm tiền boa (tip) từ khách (nếu có). Thực tế, nhân viên được hưởng trực tiếp số tiền này. Do đó, điều nhân viên mong đợi từ công việc của họ đó là thu nhập hàng tháng chứ không chỉ đơn thuần là tiền lương.

Thành phần “Lãnh đạo” đổi tên thành “Mối quan hệ với cấp trên” và “Đồng nghiệp” đổi thành “Mối quan hệ với đồng nghiệp” cho người được phỏng vấn dễ hình dung. Các thành phần còn lại: bản chất công việc, điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến là phù hợp nên vẫn giữ nguyên tên. Tuy nhiên, có sự thay đổi điều chỉnh về mặt nội dung của các biến quan sát.

Theo các chuyên gia và thảo luận nhóm, tác giả thêm vào mô hình thêm vào 2 thành phần “thương hiệu của tổ chức” và “năng lực bản thân”. Riêng thành phần “thương hiệu tổ chức” là sự kế thừa từ mô hình nghiên cứu của tác giả Phạm Hồng Liêm khi nghiên cứu về mức độ gắn kết của nhân viên đối với công ty Du lịch Khánh Hòa. Thật vậy, thương hiệu đóng một vai trò quan trọng đối với nhân viên trong ngành kinh doanh KS. Thực tế, nhiều nhân viên không thỏa mãn với công việc hiện tại nhưng họ vẫn cố gắng trung thành với KS đó trong một thời gian nhất định với mục đích lấy “thương hiệu cho bản thân” để bổ sung vào hồ sơ xin việc của mình. Đặc biệt, nếu nhân viên đó đã từng làm việc cho các tập đoàn kinh doanh KS toàn cầu: Marriot, Starwood, Accor, Hilton…thì họ sẽ có cơ hội ứng tuyển ở vị trí cao hơn và khả năng trúng tuyển cao hơn các ứng viên còn lại. Ngoài ra, nếu KS đó có thương hiệu tốt, thì sẽ trở thành niềm tự hào của nhân viên khi làm việc cho KS. Và thành phần “Năng lực bản thân” là một biến mới của mô hình. Do đặc điểm của loại hình kinh doanh KS cao cấp, nên thường yêu cầu về ứng viên cao hơn các KS cấp thấp hơn. Nếu một nhân viên không có năng lực bản thân tốt thì họ khó có khả năng ứng tuyển vào các KS cấp cao hơn. Mặc dù, họ không còn mặn mà với KS mình đang công tác nhưng vẫn đành phải trung thành, vì họ không còn sự lựa chọn nào khác.

Bước 2: Thang đo được điều chỉnh lần 1

Thang đo các yếu tố thành phần công việc gồm 8 thành phần với 38 biến quan sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phần 1: Bản chất công việc

1. Công việc phù hợp với khả năng và thế mạnh của tôi. 2. Công việc của tôi rất thú vị.

3. Công việc mang lại nhiều thách thức.

4. Tôi được quyền quyết định một số vấn đề liên quan đến công việc nằm trong năng lực của mình.

Thành phần 2: Thu nhập và Phúc lợi

5. Tôi có thể sống tốt với mức thu nhập từ công việc. 6. Thu nhập xứng đáng với năng lực làm việc của tôi.

7. KS tuân thủ chính sách BHXH, BHYT và BHTN cho người lao động. 8. KS luôn tạo điều kiện cho tôi nghỉ phép khi có nhu cầu.

9. Chính sách phúc lợi của KS (KS) rất hữu ích đối với tôi.

Thành phần 3: Thương hiệu tổ chức

10. Tôi tự hào về thương hiệu của KS.

11. Tôi tin tưởng có một tương lai tươi sáng khi làm việc cho KS. 12. KS luôn tạo ra chất lượng dịch vụ cao.

13. Khách hàng hài lòng và đánh giá cao chất lượng dịch vụ của KS.

Thành phần 4: Điều kiện làm việc

14. Tôi thường cảm thấy bị áp lực trong công việc.

15. Tôi không phải tốn nhiều thời gian để đi từ nhà đến chỗ làm việc. 16. Công việc thường đòi hỏi tôi phải làm thêm giờ.

17. Trang thiết bị phục vụ cho công việc là an toàn và vệ sinh. 18. Trang thiết bị phục vụ cho công việc rất hiện đại

19. Nơi làm việc đảm bảo an toàn cho tôi. 20. Công việc của tôi rất ổn định.

Thành phần 5: Quan hệ với đồng nghiệp

21. Đồng nghiệp của tôi rất thân thiện. 22. Đồng nghiệp luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi. 23. Người làm việc cùng với tôi đáng tin cậy.

Thành phần 6: Quan hệ với cấp trên

25. Khi có vấn đề liên quan đến công việc của tôi, cấp trên luôn hỏi ý kiến tôi. 26. Cấp trên của tôi luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên.

27. Cấp trên luôn đánh giá công bằng về công việc của tôi.

28. Nhân viên ở KS tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tốt từ cấp trên. 29. Các cán bộ lãnh đạo ở KS tôi rất gương mẫu.

30. Nhân viên được tôn trọng tại nơi làm việc.

Thành phần 7: Cơ hội đào tạo và thăng tiến

31. KS luôn tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực. 32. Chính sách thăng tiến của KS là công bằng.

33. KS cung cấp các chương trình đào tạo cần thiết cho công việc hiện tại của tôi. 34. KS tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho sự phát triển cá nhân.

35. Chương trình đào tạo là phù hợp với khả năng của tôi.

Thành phần 8: Năng lực bản thân

36. Tôi có đủ năng lực để hoàn thành công việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37. Tôi sẽ đạt được vị trí cao hơn ở công việc với năng lực hiện tại. 38. Tôi hoàn toàn tự tin với năng lực của mình.

Và thang đo lòng trung thành gồm 8 biến quan sát

39. Tôi sẵn lòng giới thiệu KS mình như một nơi làm việc tốt. 40. Tôi sẵn lòng giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của KS. 41. Tôi có ý định gắn bó lâu dài với KS.

42. Tôi muốn ở lại làm việc cho KS đến cuối đời.

43. Tôi sẽ ở lại làm việc lâu dài với KS mặc dù có nơi khác đề nghị lương bổng hấp dẫn hơn.

44. Tôi cảm thấy trung thành với KS.

45. Là thành viên của KS là điều rất quan trọng đối với bản thân.

46. Tự nguyện làm bất cứ việc gì do KS giao để được ở lại làm việc cho KS.

Thang đo 2 sau khi đã được điều chỉnh, tiếp tục đem ra khảo sát và thảo luận cùng với nhóm 2 (gồm 08 nhân viên). Theo họ thang đo này đã khá hoàn chỉnh tuy nhiên cần loại bỏ một số biến quan sát vì các biến này không quan trọng lắm hoặc họ không quan tâm lắm. Bên cạnh các biến quan sát bị loại bỏ, các biến còn lại cũng được điều chỉnh cho văn phong súc tích hơn để thuận tiện khi phỏng vấn trực tiếp bằng bảng

câu hỏi. Đồng thời, nhóm cũng đưa vào thêm một số biến quan sát để thang đo phản ánh đầy đủ hơn. Cụ thể: Thang đo thu nhập và phúc lợi thêm vào 2 biến quan sát, thang đo quan hệ với cấp trên và thang đo cơ hội đào tạo và thăng tiến thêm vào mỗi thang đo 1 biến quan sát, thang đo lòng trung thành loại bỏ 1 biến quan sát và biến “Cảm thấy trung thành với KS” được thay bằng “Gắn bó với KS từ khi KS bắt đầu hoạt động cho đến nay” cho rõ nghĩa hơn.

“Sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc là một khái niệm tổng quát,

thường đề cập tới thái độ chung của một cá nhân đối với công việc của anh ta.”

(Nguyễn Hữu Lam 2007, tr.100). Vì vậy, trong nghiên cứu này, việc xây dựng thang đo sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc, được đo lường thông qua các yếu tố thành phần công việc. Do đó, thang đo sự thỏa mãn được đo lường trực tiếp bằng 8 biến quan sát thể hiện sự đồng tình của nhân viên đối với từng thành phần công việc và được lồng vào trong mỗi thang đo đó.

Bước 3: Thang đo được điều chỉnh lần 2 (thang đo hoàn chỉnh)

Đây là thang đo hoàn chỉnh của nghiên cứu, được tác giả diễn đạt và mã hóa

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên đối với các khách sạn cao cấp tại thành phố nha trang (Trang 56 - 65)