Một số yêu cầu đối với học sinh (tất cả các đối tượng học sinh)

Một phần của tài liệu skkn phương pháp luyện nói tiếng anh hiệu quả cho học sinh phổ thông và học sinh giỏi quốc gia thpt băc giang (Trang 63 - 68)

Chương IV. Phương pháp luyện nói tiếng Anh hiệu quả và những yêu cầu khi luyện nói tiếng Anh cho học sinh

IV.2. Một số yêu cầu đối với học sinh (tất cả các đối tượng học sinh)

IV.2.1. Học từ theo cụm từ/nhóm từ trong cấu trúc câu, không học các từ riêng biệt, không dịch các từ/cụm từ từ tiếng Việt sang tiếng Anh

Nguyên tắc của việc học từ vựng là học theo cụm từ trong câu, trong ngữ cảnh cụ thể giúp nhớ nhanh và nhớ lâu, tránh học từ chết, hoặc học từng từ riêng lẻ.

Để nhớ được từ vựng thì không có cách nào hiệu quả bằng cách sử dụng chúng. Đây được xem như nguyên tắc đầu tiên mà một người muốn giỏi giao tiếp nói chung, giỏi giao tiếp tiếng Anh nói riêng cần phải nắm được và sở hữu ngay từ khi bắt đầu xác định mục đích học tập. Học từ vựng bằng tai sẽ giúp học sinh sử dụng nó rất nhanh khi nói. Học từ vựng ở dạng âm thanh sẽ nhanh

gấp 2 -3 lần so với cách học bằng phương pháp đọc. Có thể lúc đầu học sinh thấy khó, lúng túng và thiếu tự tin, nhưng chính những lúc như vậy các em sẽ nhớ được nhiều từ nhất và theo thời gian học sinh sẽ sử dụng được nhiều từ vựng một cỏc thành thạo nhất và tự nhiờn nhất. Điều cốt lừi ở đõy chớnh là học sinh đang tự giúp mình tạo ra tình huống để có thể sử dụng ngay cả những từ, cụm từ mới học.

Học sinh học cách tư duy bằng tiếng Anh và nói chuẩn tiếng Anh nhằm giúp phát triển khả năng tư duy ngôn ngữ, khả năng học và sử dụng tiếng Anh của học sinh một cách tự nhiên, hiệu quả, tránh việc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

Ví dụ:

Khi học từ “interest” học sinh nên học trong cấu trúc:

+ Be interested in doing something

- I’m nterested inlistening to music, especially pop music.

+ Be interested in something

- Men are often interested in football and women are always interested in shopping.

+ Take interest in doing something

- She takes interest in taking care of her children + Interest in doing something

- He interests in writing novels

Khi gặp phải bất cứ một từ mới nào, hãy viết tất cả các câu có từ đó mà các em có thể. Khi học ôn bài, học sinh nên học ôn cả nhóm từ, cả câu, không học ôn từng từ riêng biệt. Các em nên học cách sưu tập các nhóm từ bởi việc làm này giúp khả năng sử dụng tiếng Anh và kiến thức ngữ pháp của các em được cải thiện và tốt lên nhanh gấp 4-5 lần. Học sinh không được quên rằng bao giờ học từ cũng nên viết cả một câu trọn vẹn, luôn luôn học và nói đầy đủ cả câu. Khi hoạt động này trở thành kỹ năng, cùng một lúc các em có thể học được từ đơn, nhóm từ, cấu trúc câu và nhận biết được văn cảnh mà từ đó, cụm từ đó được sử dụng một cách dễ dàng hơn, hiệu quả các em mong muốn sẽ tốt hơn.

IV.2.2. Không quá chú trọng việc học ngữ pháp khi luyện nói tiếng Anh.

Rèn luyện kĩ năng nói tiếng Anh là rèn luyện khả năng sử dụng tiếng Anh qua hình thức nói và giao tiếp, vậy nên học sinh chỉ cần biết và chấp nhận ngữ pháp và các mẫu câu một cách tự nhiên để dần dần hình thành thói quen nói tiếng Anh mà thôi. Học sinh không cần cố nhớ từng mẫu câu và cố gắng cân

nhắc xem mẫu câu đó sẽ được sử dụng trong tình huống nào, để diễn đạt cái gì .v.v. bởi nếu học sinh mất nhiều thời gian suy nghĩ sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng nói và giao tiếp và ảnh hưởng tới tiến độ của bài nói.

Ví dụ:

1. He goes to school everyday and I go to school everyday.

2. Yesterday, he went to the zoo and Yesterday, I went to the zoo.

Sự thực hành giao tiếp này, một cách tự nhiên, dần giúp học sinh nhận biết và áp dụng đúng mà không cần thắc mắc tại sao, từ đó hình thành trong các em khả năng nắm bắt những quy luật ngữ pháp chuẩn để thực hành kĩ năng giao tiếp, để việc áp dụng ngữ pháp chuẩn trở thành phản xạ tự nhiên mà không cản trở khả năng giao tiếp. Một lời khuyên cho học sinh khi áp dụng nguyên tắc này là các em hãy thường xuyên đọc truyện tiếng Anh - các loại truyện mà các em yêu thích, hoặc đọc tạp chí, sách báo về bất cứ chủ đề nào mà các em thấy hứng thú và quan tâm. Để học nói tiếng Anh tránh không phải học văn phạm ngữ pháp học sinh hãy học theo cách tự nhiên, theo cách bắt trước những gì các em nghe thấy xung quanh mình. Đây chính là phương pháp học tự nhiên, đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

IV.2.3. Tập trung nghe trước khi nói

Học sinh cần tăng cường nghe để rèn luyện khả năng nghe, để quen tai nghe, nghe từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, nghe cho đến khi các em có thể phân biệt được cách phát âm từ đúng, hiểu được từ, ý và hiểu được cả nội dung của một câu, của cả đoạn văn hay đoạn hội thoại.

Học sinh nên cố gắng tạo thói quen nghe tiếng Anh hàng ngày, nghe bất cứ thứ gì, không phụ thuộc vào bài học ở lớp hay trong sách giáo khoa. Các em hãy nghe cho đến khi nó trở thành thói quen không thể thiếu mỗi ngày. Đây chính là chìa khóa dẫn các em đến thành công trong học tiếng Anh vì mục đích của việc dạy và học tiếng Anh là để giúp các em có khả năng nghe hiểu và giao tiếp được với người bản ngữ và những người nói tiếng Anh trên khắp thế giới.

Dành thời gian nhiều nhất có thể để nghe tiếng Anh chính là điều kiện cần thiết và quan trọng giúp các em có thể nói và giao tiếp tiếng Anh tốt.

IV.2.4. Bắt đầu mỗi giờ học bằng những mẩu hội thoại tự do

Một trong những thủ thuật được xem là hiệu quả nhất nhằm khích lệ học sinh nói và giao tiếp tiếng Anh tự nhiên trong từng tiết học là để học sinh đối mặt với nhau, nói và giao tiếp với nhau một cách thoải mái, tự do về một chủ đề nào đó trong một khoảng thời gian qui định từ 2 đến 3 phút mà không có sự kiểm soát, đánh giá của giáo viên. Các em sẽ chắc chắn không nói tiếng Việt và

dù nói sai, các em cũng không dừng lại bởi các em đang được chủ động và tự do nói những gì các em muốn mà không bị sửa lỗi. Tâm lý này sẽ giúp các em dần hình thành thói quen nói tự nhiên mà không sợ mắc lỗi – điều các em luôn e ngại khi phải nói và giao tiếp tiếng Anh. Chính những mẩu hội thoại tự do này khởi động các em, khởi động tinh thần và tâm thế học tập của các em, mang đến cho các em cảm giác rằng tiếng Anh có thể sử dụng dễ dàng trong giao tiếp thực tế.

Giáo viên cần thay đổi nhận thức của học sinh, giúp các em có thái độ tích cực đối với việc rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh.

IV.2.5. Chuẩn bị trước khi nói/thuyết trình hay hội thoại và làm bài tập thường xuyên. (Dành cho tất cả các đối tượng học sinh)

Học sinh cần có ý thức chuẩn bị kỹ bài ở nhà để khi đến lớp, các em không gặp khó khăn gì và thấy mọi việc trở nên dễ dàng hơn, đơn giản hơn và các em cảm thấy bài học thú vị hơn. Các em có thể đề nghị giáo viên giao thêm bài tập vào cuối tuần hoặc tự trang bị cho mình những cuốn sách tham khảo có các dạng bài tập phù hợp với chương trình học để luyện tập. Trên lớp hãy hỏi ngay thầy cô nếu các em có vấn đề gì còn vướng mắc. Ngoài giờ học, học sinh có thể thảo luận bằng tiếng Anh với bạn bè về các chủ điểm đơn giản, hoặc trao đổi với nhau về các bài tập, các phương pháp để học tốt hơn.

Nếu học sinh muốn nhớ và nhớ lâu những gì đã học, các em hãy sử dụng chúng hàng ngày thông qua việc chuẩn bị bài và làm các bài tập được giao hay trao đổi với thầy cô và bạn bè, tạo thói quen tốt trong học môn tiếng Anh.

Tùy từng nội dung, tình huống và yêu cầu cụ thể mà học sinh quyết định hình thức trình bày.

Đối với hoạt động giao tiếp dưới hình thức thuyết trình (độc thoại), theo chúng tôi, trước khi trình bày một vấn đề nào đó, học sinh cần có sự chuẩn bị.

Chuẩn bị là một hoạt động cần thiết và vô cùng quan trọng để có được sự thành công. Richard Hal, một nhà thuyết trình người Mỹ đã khẳng định rằng thành công của bài thuyết trình của ông là “chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị”.

Thông thường, một bài thuyết trình hay một bài nói chuyện thường gồm ba phần chính: phần mở đầu (giới thiệu/ đặt vấn đề), phần nội dung và phần kết luận. (Chủ yếu dành cho HSGQG)

1. Phần Mở đầu (Introduction)

Phần mở đầu là phần đề cập đến chủ đề (thông điệp chính) mà học sinh phải trình bày hay thuyết trình. Nói cách khác, phần mở đầu là phần giới thiệu chủ đề, nêu mục đích, tầm quan trọng của nội dung bài nói. Để thu hút được sự

chú ý của giáo viên hay giám khảo, giúp giáo viên tập trung vào nội dung trọng tâm (topic), mục đích của bài nói và để cho phần mở đầu hấp dẫn, tạo hiệu ứng tốt, học sinh có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau như hỏi một vài câu hỏi gợi suy nghĩ hoặc, thậm chí, có thể đề cập thẳng vào nội dung bài nói. Tất cả phụ thuộc vào kỹ năng và khả năng tổ chức và thực hiện của học sinh

2. Phần nội dung (Body)

Đây là phần chính của bài thuyết trình hay bài hội thoại. Các nội dung có thể được trình bày theo thứ tự: quan trọng – thứ yếu, chính – phụ, khái quát – chi tiết, lớn – nhỏ v.v. hoàn toàn phụ thuộc vào học sinh. Dù được sắp xếp thứ tự ra sao thì học sinh cũng cần quan tâm đến tính liên kết của vấn đề, các số liệu thống kờ (nếu cú), cỏc cõu trớch, đoạn trớch, cỏc hỡnh ảnh minh họa cần phải rừ ràng và có tính thuyết phục. Ngoài ra, để bài nói hay đoạn hội thoại thêm phần tự nhiên và hấp dẫn, học sinh cũng có thể chuẩn bị một vài thông tin vui, những câu nói đùa… để đan xen trong bài nói chuyện một cách hợp lý như những ví dụ minh họa cũng là gợi ý tốt cho phần nội dung.

Lời núi cần chớnh xỏc, rừ ràng, dễ hiểu, sinh động, cụ thể, gần gũi, nhó nhặn, lịch sự, phù hợp bối cảnh, phù hợp đối tượng, hướng vào đối tượng, kết hợp yếu tố phi ngôn từ, phối hợp khéo léo với các yếu tố minh họa…là những yêu cầu cần thiết mà học sinh cần lưu tâm thực hiện nhằm đạt hiệu quả và mục đích mà mình đặt ra.

Đối với các giờ luyện kỹ năng nói trên lớp, khi diễn thuyết trước giáo viên và các bạn, ngôn ngữ cơ thể (body language) mà học sinh sử dụng cũng mang thông điệp tích cực hoặc ngược lại. Yếu tố phi ngôn từ (ngôn ngữ không lời) bao gồm: ánh mắt bao quát, thân thiện thể hiện sự quan tâm, tôn trọng người nghe; nét mặt tươi tỉnh, thay đổi linh hoạt theo nội dung bài nói; tư thế đứng tự nhiên, tránh gò bó; sự di chuyển hợp lý, cử động của bàn tay và các ngón tay vừa phải và uyển chuyển theo nhịp điệu của bài nói, giữ khoảng cách không quá xa cũng không quá gần với người nghe; trang phục cần phù hợp với chủ đề và khung cảnh của buổi nói chuyện… có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho lời nói trong việc truyền đạt thông điệp. Ngôn ngữ không lời cũng cần phải được rèn luyện và trải nghiệm để trở thành thói quen và cần phải được chuẩn bị kỹ trước.

Đối với HSGQG, để có được một bài nói độc thoại thành công, thu hút giám khảo và đạt được mục đích cuối cùng là một kết quả cao (điểm số cao), ngoài những yêu cầu về khả năng sử dụng từ vựng, mẫu câu... còn phụ thuộc

vào cách nói, cách trình bày của học sinh nữa. Kỹ năng giao tiếp và khả năng nói tiếng Anh giỏi sẽ giúp các em thành công.

3. Phần kết luận (Conclusion)

Phần kết luận là phần chốt lại vấn đề vừa trình bày nhằm khẳng định lại nội dung chính. Kết thúc bài thuyết trình bằng một câu trích dẫn hay, có chọn lọc, có kịch tính…sẽ góp phần làm cho bài nói thêm phần thú vị và để lại dư âm tốt trong lòng giám khảo/ người nghe. Học sinh cũng cần thể hiện thái độ trân trọng và biết ơn đối với người nghe ngay khi chuẩn bị bài nói.

IV.2.6.Hãy xem những kênh truyền hình bằng tiếng Anh.

Học sinh có thể kết hợp xem, nghe và đọc phụ đề bằng tiếng Anh và cố gắng ghi chép hoặc ghi nhớ các cấu trúc câu hay khi xem các bộ phim có lời thoại hay phụ đề tiếng Anh. Nếu cần, các em hãy thu lại chương trình để có thể xem lại. Khi xem lại, các em có thể tạm dừng những câu hoặc những đoạn quá nhanh mà các em chưa hiểu hết để có thể nắm bắt được những nội dung cần thiết. Nhiều lần thực hiện hoạt động này sẽ giúp các em tích lũy được một vốn từ, mẫu câu và ngữ pháp phong phú. Học sinh cũng nên sử dụng mạng Internet để tìm kiếm thêm thông tin tiếng Anh hoặc chơi những trò chơi bằng tiếng Anh như trắc nghiệm giới từ, trò chơi ô chữ v.v. Đây cũng là một cách giúp các em học từ vựng và học cấu trúc câu rất hiệu quả. Giao tiếp tiếng Anh thành công là cách sử dụng ngôn ngữ qua sự kết hợp của kiến thức ngữ pháp, cấu trúc câu và từ vựng một cách thành công.

Chương V. Cách xử lý một số tình huống, câu hỏi, chủ đề trong chương trình phổ thông và trong chương trình bồi dưỡng HSGQG và một số bài tập ứng dụng.

Trong chương này, chúng tôi xin giới thiệu một số tình huống, câu hỏi, chủ đề thường gặp khi luyện nói tiếng Anh cho học sinh; đồng thời đưa ra một số kỹ thuật , một số cấu trúc câu, từ vựng và cách sử dụng từ vựng hợp lý; cách diễn đạt chuẩn tiếng Anh v.v. giúp giáo viên và học sinh tiếp cận được với tính chuẩn mực của tiếng Anh nói trong giải quyết vấn đề, đồng thời giúp học sinh thực hiện tốt nhất kỹ năng này nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ.

V.1. Cách sử lý một số tình huống, câu hỏi, chủ đề trong chương trình phổ

Một phần của tài liệu skkn phương pháp luyện nói tiếng anh hiệu quả cho học sinh phổ thông và học sinh giỏi quốc gia thpt băc giang (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)