Chương II. Chương II. Một số đặc điểm cơ bản của tiếng Anh nói và những khó khăn thường gặp trong quá trình luyện nói tiếng Anh cho học
III.4. Một số lời khuyên đối với học sinh
Để giúp học sinh có kỹ năng nói tốt, biết xử lý thông tin trong bài nói một cách hiệu quả, ngoài những yêu cầu, tiêu chí và những kỹ thuật vừa trình bày ở những phần trên, một số lời khuyên sau đây giúp học sinh chủ động, tự tin hơn khi thực hiện kỹ năng nói tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày và trong bài kiểm tra kỹ năng nói trong kỳ thi HSGQG đạt kết quả tốt hơn.
III.4.1. Hãy nói chậm (Always speak slowly)
Hầu hết những người học tiếng Anh đều cho rằng nói tiếng Anh càng nhanh sẽ càng giống với người bản ngữ bởi đa số người học tiếng Anh đều thấy khó nắm bắt thông tin khi nghe người bản ngữ nói vì họ nói khá nhanh. Tuy nhiên, quan điểm “nói càng nhanh càng tốt” này là hoàn toàn sai lầm. Giáo viên
hãy yêu cầu học sinh nói thật chậm và chính xác. Tất nhiên học sinh không nên nói quá chậm nhưng phải đủ chậm để các em có thời gian thực hiện các thao tác thực hiện phát âm các từ một cách chính xác. Khi học sinh nói chậm lại thì âm điệu và trọng âm sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, trái lại, giọng điệu phát âm của các em sẽ trở nên nặng và khó hiểu hơn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì học sinh sẽ không có đủ thời gian để hình thành âm vị và ngữ điệu chính xác. Học sinh hãy
“điều khiển” tốc độ nói phù hợp như nguyên tắc nói căn bản để có thể đạt được những gì các em mong muốn.
III.4.2. Phát âm tất cả các âm trong từ (Pronounce all the sounds in words)
Như đã đề cập ở trên, luyện nói tiếng Anh với tốc độ chậm sẽ giúp học sinh có thời gian tập trung đến các âm có trong từ. Học sinh thường bỏ sót âm cuối hay âm giữa của từ, hoặc những âm tiết không phải là trọng âm trong từ.
Điều này tuy không ảnh hưởng đến người nói nhưng lại gây khó khăn cho người nghe. Chính vì vậy, giáo viên cần yêu cầu học sinh tập trung tới từng âm trong từ và không bỏ sót âm nào thì kỹ năng phát âm và nói của các em sẽ dần dần được cải thiện.
Tuy nhiên, thực hiện công việc này không hề đơn giản mà đòi hỏi học sinh rất nhiều nỗ lực và cố gắng trong luyện tập. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đã được đặt ra, học sinh có thể bắt đầu kết hợp những kỹ năng đó trong các cuộc đàm thoại hàng ngày. Hãy kiên nhẫn với bước luyện tập này và các em sẽ thấy sự tiến bộ rừ rệt trong việc núi tiếng Anh của bản thõn.
III.4.3. Gắn liền với ngữ pháp đã học (Stick to grammar you have learned)
Cũng giống như những ngôn ngữ khác, tiếng Anh có một trật tự từ và những nguyên tắc ngữ pháp cần phải tuân theo. Tiếng Anh không phải là tiếng tiếng Việt mà học sinh lại áp dụng các nguyên tắc ngữ pháp của tiếng Việt vào việc nói tiếng Anh thì, theo một lẽ tự nhiên, các em đã gặp lỗi rất lớn trong ngữ pháp tiếng Anh. Việc thực hiện các cấu trúc câu và nguyên tắc ngữ pháp trong thực hành nói tiếng Anh không hề đơn giản. Chính vì vậy, khi giao tiếp bằng tiếng Anh, học sinh cần cố gắng sử dụng những cấu trúc ngữ pháp mà các em đã được học và nắm vững. Nếu học sinh chỉ nắm vững những cấu trúc và mẫu câu đơn giản, các em hãy chỉ nên sử dụng chúng cho tới khi các em có thể chắc chắn sử dụng đúng những cấu trúc phức tạp hơn. Trong văn nói, thường người nghe/giám khảo không quá chú tâm vào số lượng cấu trúc câu học sinh đã sử dụng được trong bài nói để đánh giá khả năng của các em. Điều duy nhất mà họ
nhận ra chính là những lỗi mà học sinh mắc phải khi sử dụng cấu trúc câu, chính vì vậy nguyên tắc này có thể xem là một chìa khóa vàng để các em hoàn thiện kỹ năng nói của mình.
III.4.4. Ghi âm lại bài nói (Record your speech)
Ghi âm lại những gì học sinh nói được xem là biện pháp tốt nhất giúp các em kiểm tra xem mình đã nói đúng chưa? Thầy, cô giáo và các bạn có hiểu các em đang nói gì không? Nhận biết được sự thay đổi trong giọng nói của bản thân là bước cần thiết đầu tiên để học sinh hoàn thiện khả năng nói tiếng Anh của mình. Trong quá trình luyện kỹ năng nói cho HSGQG, chúng tôi đã thực hiện hoạt động này và đã thu được hiệu quả rất tích cực. Thực tế là trong việc thực hành kỹ năng nói với chiếc máy ghi âm giúp học sinh có thể nhận biết được những lỗi sai trong phát âm, trọng âm, ngữ điệu, ngắt câu, nối câu v.v. một cách rừ ràng nhất để từ đú học sinh tự sửa lỗi và cố gắng làm tốt hơn ở những lần sau. Trình tự thực hành có thể là:
Học sinh có thể ghi âm bài nói của mình vào đĩa CD qua máy tính hay máy cassette. Mỗi lần thực hành như vậy, học sinh chỉ cần thực hành bất cứ chủ đề nào trong vòng 1đến 3 phút.
Sau khi ghi âm, học sinh nghe lại đoạn băng vừa ghi và bắt đầu phân tích, các em hãy thật khách quan khi nhận xét bản thân đang nói ở tốc độ như thế nào? Chính học sinh có thể hiểu được mình nói được bao nhiêu phần?
Gạch chân những từ mà các em đã phát âm sai, hoặc phát âm thiếu (chú ý: âm cuối hoặc âm giữa của từ thường xuyên bị bỏ sót).
Ghi lại những từ học sinh nghe được hay những từ các em nhấn mạnh hoặc là trọng âm của câu. Xác định những gì cần sửa.
Thực hiện ghi âm lần 2 hoặc lần 3 (nếu cần thiết) và nghe lại để tiếp tục kiểm tra phần nói của mình. Những lần nói sau, chắc chắn học sinh sẽ mắc ít lỗi hơn, bài nói của các em sẽ được cải thiện nhiều hơn và sẽ tốt hơn rất nhiều.
III.4.5. Nói với âm lượng đủ lớn (Speak loudly enough)
Một trong những yếu tố quan trọng trong giao tiếp và nói tiếng Anh chính là âm lượng, bất kể khi chúng ta nói với 1 người, 10 người hay cả trăm người thì chúng ta cũng cần phải nói đủ lớn để tất cả những người có mặt đều có thể nghe được và hiểu được chúng ta nói gì một cách dễ dàng? Nếu như chúng ta nói quá nhỏ, điều gì sẽ xảy ra?
Người nghe có thể yêu cầu chúng ta nhắc lại, yêu cầu chúng ta nói to hơn hoặc làm rừ những điều chỳng ta đang trỡnh bày.
Thái độ của mọi người sẽ thể hiện cho chúng ta thấy chúng ta đang gặp lỗi trong bài nói của mình, điều này có thể làm chúng ta mất tự tin và không thể tiếp tục được nữa.
Vậy làm thế nào để khắc phục điểm yếu này? Giáo viên phải là người hướng dẫn học sinh, luyện cho các em ý thức và thói quen nói to khi giáo tiếp hoạc diễn thuyết. Giải pháp không chỉ là vấn đề âm lượng mà điều quan trọng hơn nữa là không gian mà học sinh thực hành. Có thể lúc đầu giáo viên chỉ yêu cầu học sinh thực hành nói trong một phòng học, sau đó yêu cầu học sinh dần dần mở rộng không gian và thay đổi âm độ nói của mình sao cho phù hợp. Tuy nhiên, học sinh không thể thực hành kỹ năng này một mình được bởi vì các em cần có một (hoặc nhiều) người cùng luyện tập để có thể đánh giá được sự hợp lý trong âm lượng của các em, đồng thời cũng là mục tiêu và đối tượng để các em nói. Thực hành nói với một âm lượng phù hợp sẽ giúp học sinh tự tin hơn và có thể điều chỉnh được âm lượng của mình phù hợp với từng không gian và hoàn cảnh khác nhau. Các em cũng trở nên tự tin hơn trong giao tiếp và khả năng nói của các em vì thế cũng sẽ được cải thiện và nâng cao.
III.4.6. Đưa thêm ví dụ để kết thúc bài nói. (Giving examples to finish the speaking) (Thường áp dụng cho HSGQG)
Đôi khi học sinh có thể kết thúc bài nói của mình bằng một ví dụ, một minh chứng để củng cố vấn đề. Song không nhất thiết phải làm việc này với tất cả các câu hỏi, các chủ đề, các bài nói khác nhau nếu không thật sự cần thiết hoặc bản thân học sinh không đủ tự tin để làm công việc này. Đưa thêm ví dụ để củng cố bài nói đòi hỏi học sinh phải có sự kiểm soát tốt nội dung vừa trình bày và sự thông minh, tỉnh táo để không làm ảnh hưởng tới kết quả của bài nói.
Xem ví dụ dưới đây:
“It’s universally accepted that there are a few hazards involved with the increase in the use of private cars. Essentially, one fundamental concern is probably that it leads to an increase in pollution. This fact is unmistakably perturbing because we are facing huge global pollution problems at the moment.
Additionally, another major cause for concern has to be the fact that cars consume huge amounts of our energy resources. And the underlying repercussions of this are that we will soon be confronted with a global energy crisis.”
Đoạn văn nói trên được xem là khá ổn cả về nội dung và cách thể hiện.
Chúng ta không thấy các từ đệm xuất hiện trong đoạn văn nói này, nhưng thay vào đó là các từ nối, các liên từ và các trạng từ liên kết (các từ in nghiêng, gạch chân) giúp cho đoạn văn có sự kết nối chặt chẽ giữa các ý một cách có hệ thống và lôgic, đồng thời đảm bảo những yêu cầu cần thiết của kỹ năng nói. Tuy nhiên để kết thúc bài nói, học sinh có thể đưa thêm một ví dụ bằng việc sử dụng một cấu trúc liên kết nhằm khẳng định lại một cách chắc chắn hơn quan điểm vừa trình bày ở trên và để giúp cho điểm số của bài nói được an toàn hơn (tất nhiên giám khảo không cho thêm điểm cho ví dụ này).
Ví dụ:
“Actually, I think this idea is best illustrated with the example of oil which is running out at an alarming rate”
Or: - “In fact, this concept can be illustrated by the example of ....”
Or: - As a matter of fact, this point can be demonstrated with the case of ....”
Or: - In actual fact, this notion can be confirmed by the example of ....”
III.4.7. Sử dụng ngữ chú giải một cách có chủ định (Use Paraphrasing Intentionally)
“Paraphrasing” là ngữ chú giải dùng để giải thích một từ, cụm từ hay một ý giỳp người nghe hiểu rừ hơn một vấn đề hay một thụng điệp nào đú thụng qua ngôn ngữ riêng của người nói. Trong bài thi/kiểm tra kỹ năng nói, ngữ chú giải cực kỳ quan trọng bởi nó giúp người nói thể hiện được khả năng sử dụng ngôn ngữ của mỡnh trong việc làm rừ vấn đề cần giải quyết, đồng thời nú cũng ảnh hưởng trực tiếp tới điểm từ vựng và kết quả của bài nói. Ngữ chú giải cũng thường được dùng để lấp “lỗ hổng” từ vựng (vocabulary gaps), những từ mà người nói không nhớ hoặc không biết nói bằng tiếng Anh hoặc không có từ đồng nghĩa tương đương trong tiếng Anh.
Xem ví dụ sau:
“... An additional problem with cars is that they produce a lot of ...errr...I can’t remember the word, but it’s gas that comes out of the car exhaust...oh yeah...carbon monoxide. That’s what I mean.”
Trong ví dụ trên, dù chỉ trong một câu ngắn, học sinh đã sử dụng được một ngữ chú giải hiệu quả để giải thích một dữ liệu từ vựng phức tạp (carbon monoxide), so vậy điểm từ vựng của đoạn văn nói này sẽ được đánh giá và cho điểm ở cả hai khía cạnh: sử dụng được ngữ chú giải và sử dụng được từ vựng khó và ít thông dụng (complex and uncommon words).
Để đạt được điểm 7 hoặc điểm 8, học sinh phải sử dụng được ít nhất 1 ngữ chú giải hiệu quả (effective paraphrasing) trong bài nói. Một lời khuyên bổ ích cho học sinh là: các em nên chuẩn bị trước và nghĩ tới một số từ mà các em có thể sẽ sử dụng ngữ chú giải để giải thích trong bài nói để tạo sự chủ động cho bản thân trong khi thực hiện bài nói.
Không quan trọng từ nào, ngữ nào học sinh sẽ sử dụng ngữ chú giải, miễn là từ đó, ngữ đó là những từ/ ngữ ít thông dụng hơn (less common words/phrases) và là những từ/ ngữ giúp cho bài nói trở nên mạch lạc và xúc tích hơn. Trong một số trường hợp, một ngữ chú giải hiệu quả đáng được đánh giá cao và cho điểm hơn chính từ đó.
Ví dụ:
“It’s a type of dish that is served in a pot and the pot is usually heated on the table, so the food is cooked in front of you”
Sự giải thích như trên về món ăn (hot-pot) có giá trị hơn khi học sinh nói chính từ “hot-pot”.
Khi sử dụng ngữ chú giải, học sinh cần, trước hết, cho giám khảo biết rằng các em đã quên từ đó hoặc không nhớ chính xác từ đó bằng tiếng Anh.
Học sinh có thể sử dụng các cụm từ nối sau để bắt đầu cho một “paraphrasing”:
- I can’t remember the English word; I’ll have to explain what I mean here...
- Actually, I seem not to remember the word; let me try to put it into plain word (simple word).
- The word has slipped; I’ll try to parraphrase it for you...
Một số từ, ngữ dưới đây học sinh có thể dùng để giải thích từ cần được làm rừ và chắc chắn sau đú cỏc em sẽ nhớ hoặc sẽ tỡm được từ mà cỏc em cần.
- Well, what it is...it is a kind/type of...
- It’s actually something like a....
- It’s made from....
- It’s used by/for....
- It’s often found...
- It involves...
- One of the most unique featurres of ... is...
- And I also mention that....
- Oh...I think I’ve just remember it, the word I’m looking for is....
III.4.8. Sử dụng những từ mơ hồ, trừu tượng, khụng rừ ràng (Use vague/abstract language)
Trong bài nói, đặc biệt trong các cuộc hội thoại, đàm thoại trong các giờ học tiếng Anh và ngay cả trong một bài thi, đôi khi có một số từ, cụm từ học sinh khụng biết rừ, khụng chắc chắn, cỏc em cú thể dựng một số từ hoặc cỏch diễn đạt để miờu tả sự mơ hồ, trừu tượng, sự khụng rừ ràng, khụng cụ thể đú.
Ví dụ:
“You usually need to buy them in a special shop like a craft shop or something like that”
Cụm từ “or something like that” chính là “vague/abstract language/”, nó chỉ sự mơ hồ, trừu tượng, khụng rừ ràng, khụng chớnh xỏc là cỏi gỡ. Dưới đõy là một số từ học sinh có thể sử dụng trong những trường hợp như thế.
Biểu thị về thời gian (Time)
+ about half past six + almost half past six + nearly half past six Biểu thị về những thứ
tương tự/ không cụ thể ( Stuff or Things)
+ things like that + stuff like that + something like that + anything like that
+ whatever/ wherever/ whoever/ wnhenever + that sort of stuff
+ this/that sort of thing + those sorts of places + or so
Biểu thị về số lượng (Quantities)
+ around/ about $ 15 or so + a lot of / lots of/ loads of + a couple of/ a few of
Ví dụ minh họa:
1. It’s about half past two 2. It’s almost half past two
3. I typed some letters, reports and other things like that 4. You have to ask a doctor or a lawyer or someone like that.
5. It cost around 20 pounds or so
6. There are lots of problems
Tuy nhiên học sinh cũng cần lưu ý là: Các em không nên sử dụng quá nhiều những từ này, tốt nhất các em chỉ nên dùng tối đa 3 từ/cụm từ/ ví dụ (nếu thực sự cần thiết) trong bài nói mà thôi bởi nếu lạm dụng những từ, cụm từ này bài núi sẽ trở nờn mơ hồ, khụng rừ ràng, sẽ gõy sự khú chịu cho người nghe.
Nói tóm lại những kỹ năng và kỹ thuật mà học sinh cần đạt được cho phần phát âm là:
+ Phát âm đúng, sử dụng âm lượng đa dạng và nhấn mạnh vào ý quan trọng.
+ Phát âm tất cả các âm trong từ.
+ Sử dụng tốc độ khác nhau để nhấn mạnh ý.
+ Ghi âm bài nói để xã định lỗi phát âm.
Chương IV. Phương pháp luyện nói tiếng Anh hiệu quả và những