dụng các cấu trúc đó trong những tình huống cụ thể thông qua các hình thức hoạt động theo cặp, nhóm.
* Đối tượng: Học sinh lớp 12 – THPT (CTNC) * Thời gian: 20 phút
* Tiến trình bài dạy: + Hoạt động 1:
Để hoàn thành tốt yêu cầu của bài tập đưa ra, trước tiên giáo viên tạo một tình huống cụ thể, học sinh thảo luận để đưa ra một lời xin lỗi/ một sự ân hận về một hành động nào đó. Sau khi nghe học sinh đưa ra ý kiến, giáo viên cần cung cấp thêm một số cấu trúc nhằm để giúp học sinh có thêm vốn từ vựng khi luyện tập nói.
Useful Expressions of Apologies and Regrets
- I hope you’ll forgive my ….. - Please accept my apologies for … - I apologize for ….. - Excuse me for ….. … - I’m very/really/awfully sorry - Sorry about ….. - Oh! Sorry! - Sorry about that.
+ Hoạt động 2:
Giáo viên tổ chức các hoạt động luyện nói theo hình thức cặp đôi, học sinh đưa ra lời xin lỗi/sự ân hận về những hành động của mình dựa trên những tình huống cụ thể được đưa ra. Ví dụ:
Situation 1: You forgot to water the pot plants. Your mom is getting
upset with you now.
S1: Why didn’t you water the pot plants. They were going to die.
S2: I’m so sorry, Mom. An old friend of mine came and I forgot about them.
Situation 2: You forgot to clear the table after dinner. Your mom is
complaining about that.
S1: You should have cleared the table after dinner.
S2: I’m awfully sorry, Mom. I didn’t mean but I had to go out last night
Situation 3: A neighbour is visiting your house. You have just spilled a
cup of tea on her lap when serving her.
S1: Oh, my god! You spilled a cup of tea on my lap.
S2: Oh! Sorry for my carelessness.
+ Hoạt động 3 (Hoạt động mở rộng)
Nhằm giúp học sinh luyện tập nhiều hơn các cấu trúc diến tả lời xin lỗi/ sự ân hận, giáo viên yêu cầu học sinh luyện tập theo cặp, tự tạo tình huống cụ thể để luyện tập.
Ví dụ 1:
S1: Why were you late for class yesterday?
S2: I’m so sorry about that. I had a flat tire on the way to school. Ví dụ 2:
S1: You made a lot of noise last night.
S2: I want to apologize for disturbing you. I had a hot argument with my
V.2.5. Bài tập dành cho HSGQG
V.2.5.1. Một số yêu cầu chung khi thựchiện một bài nói.
Trong kỳ thi HSGQG hàng năm, kỹ năng nói được tổ chức thi dưới hình thức độc thoại. Học sinh bốc thăm câu hỏi, chuẩn bị trong thời gian 5 phút và nói trong thời gian 5 phút. Để đảm bảo kết quả tốt cho kỹ năng nói đòi hỏi các em học sinh phải được rèn luyện nhiều và phải đảm bảo một số yêu cầu cụ thể sau:
1. Sự lưu loát, sự liên kết và tính mạch lạc
Học sinh phải thể hiện được sự trôi chảy của lời nói, biết cách truyền đạt thông tin, sử dụng các từ đệm, từ nối, các từ liên kết một cách linh hoạt, thể hiện sự liên kết và tính mạch lạc của vấn đề trình bày, đồng thời thể hiện sự hiểu biết vấn đề và khả năng giải quyết vấn đề của bản thân.
2. Sử dụng từ vựng hợp lý
Học sinh phải có khả năng sử dụng từ vựng đúng và phù hợp với chủ đề, hạn chế dùng từ quá thông dụng, đơn giản, biết sử dụng các từ đồng nghĩa để thay thế, biết sử dụng thành ngữ, các ngữ chú giải một cách linh hoạt, có khả năng truyền đạt ý chính xác, v.v…
3. Phạm vi và độ chính xác của ngữ pháp
Học sinh biết sử dụng đa dạng kiến thức ngữ pháp (câu đơn, câu ghép, câu phức, câu tỉnh lược, câu nhấn mạnh), biết sử dụng các thì khác nhau của động từ, biết sử dụng các cụm từ, cụm động từ chính xác, linh hoạt, sáng tạo đồng thời chú ý sử dụng các từ/cụm từ liên kết giữa các ý trong câu, vv…
4. Sự phát âm chính xác
Ngữ âm cần rõ ràng, chính xác, cần chú ý đến trọng âm của từ, trọng âm câu, ngữ điệu trong câu, nhịp độ, tốc độ v.v…để người nghe có thể hiểu vấn đề một cách dễ dàng, chính xác; đảm bảo bài nói tự nhiên, không bị pha trộn am sắc của tiếng mẹ đẻ.
5. Thái độ và cảm xúc khi nói
Học sinh biết chủ động thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc, sự tự tin đối với vấn đề mình trình bày một cách chân thực, thông minh, tự nhiên để thu hút và thuyết phục người đọc.
V.2.5.2. Một số chủ đề nói, những yêu cầu về kiến thức và những gợi ý để thực hiện. thực hiện.
Chủ đề1. “Which do you think is better: studying English abroad or studying it in your home country?”
Đây là chủ đề nói với dạng câu hỏi so sánh, vì thế ngoài việc học sinh cần đáp ứng được các yêu cầu chung về ngôn ngữ (sử dụng các cấu trúc câu, từ vựng và các cụm từ liên kết cần thiết) để thiết lập sự so sánh mang đặc trưng của loại câu hỏi này, học sinh còn cần phải biết sắp xếp và trình bày những kiến thức có liên quan một cách khoa học và lôgic với yêu cầu của bài tập.
Cụ thể, học sinh cần lựa chọn một trong hai môi trường học tiếng Anh, đưa ra những lý do giải thích cho sự lựa chọn của mình, đồng thời đưa ra những bằng chứng, dẫn chứng để chứng minh rằng môi trường đó tốt hơn cho việc học tiếng Anh. Dưới đây là 03 thuận lợi của việc học tiếng Anh ở nước ngoài mà học sinh có thể tham khảo:
1. Studying English abroad is a great way to learn English.
2. Studying English abroad provides students the opportunity to travel. 3. Studying English abroad allows students to know more about another culture first-hand.
Bài nói có thể được tiến hành theo tiến trình và một số gợi ý như sau: - Học sinh...
+ nêu quan điểm của mình: