Sự phát âm chính xác (Accuracy of Pronunciation)

Một phần của tài liệu skkn phương pháp luyện nói tiếng anh hiệu quả cho học sinh phổ thông và học sinh giỏi quốc gia thpt băc giang (Trang 43 - 49)

Chương II. Chương II. Một số đặc điểm cơ bản của tiếng Anh nói và những khó khăn thường gặp trong quá trình luyện nói tiếng Anh cho học

III.3.4. Sự phát âm chính xác (Accuracy of Pronunciation)

Phát âm chính xác là một từ được nói ra đúng về phát âm và trọng âm của từ đó. Phát âm chính xác là yêu cầu vô cùng quan trọng đặc biệt trong tiếng Anh nói bởi, nó ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ hiểu và khả năng hiểu của

người nghe. Việc phát âm sai nhiều từ làm ảnh hưởng lớn tới kết quả của bài nói hoặc bài thuyết trình. Người nghe có thể hoặc không hiểu hết vấn đề hoặc hiểu lầm dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Sự phát âm chính xác không đơn giản chỉ là giọng đọc, cách đọc hay trọng âm của từ được nói ra. Bên cạnh những yêu cầu đó còn có một số yếu tố ngôn ngữ quan trọng khác làm ảnh hưởng đến kết quả hoặc thậm chí quyết định điểm số của phần phát âm:

1. Một số yếu tố ngôn ngữ ảnh hưởng đến điểm số của phần phát âm (Some language factors influence the score of pronunciation)

* Đối với tất cả các đối tượng học sinh

Khi thực hiện một bài nói tiếng Anh - độc thoại hay hội thoại, học sinh cần lưu ý, quan tâm tới một số vấn đề sau:

a. Giám khảo có dễ dàng hiểu những gì đang được nói ra không?

b. Trọng âm từ có đúng không?

c. Trọng âm câu có hợp lý không?

d. Ngữ điệu có hợp lý không?

e. Có chứng cứ ảnh hưởng âm của tiếng mẹ đẻ không?

Học sinh cần biết rừ những yờu cầu và những tiờu chớ cụ thể đỏnh giỏ phần phát âm để rèn luyện trong quá trình luyện nói tiếng Anh và tham dự các kỳ thi nhằm đạt được mức điểm cao cho phần phát âm từ mà mình mong muốn.

Dưới đây là 06 mức độ thành thạo của phần phát âm (âm điệu), mức độ 6 là mức độ cao nhất của sự thành thạo. Giáo viên và học sinh nên tham khảo để có giải pháp rèn luyện:

Âm điệu

1. Phỏt õm hầu hết cỏc từ khụng rừ ràng

2. Luôn mắc nhiều lỗi lớn, âm điệu bị ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ nặng nề làm ảnh hưởng nhiều đến việc hiểu của người nghe.

3. Còn ảnh hưởng tếng mẹ đẻ làm người nghe phải tập trung mới hiểu. Phát âm nhiều từ không đúng nên dẫn đến việc, đôi khi, người nghe hiểu nhầm, còn mắc lỗi ngữ pháp hoặc lỗi từ ngữ

4. Còn ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ và đôi khi còn phát âm sai nhưng không ảnh hưởng đến việc hiểu đúng.

5. Không có những phát âm sai dễ nhận thấy nhưng chưa đạt mức độ như người bản ngữ.

6. Phát âm như người bản ngữ, không pha chút giọng người nước ngoài nào. Đạt ở mức độ hoàn hảo.

* Đối với học HSGQG

Điểm 6

- Học sinh phải đảm bảo phỏt õm đủ rừ ràng để giỏm khảo cú thể hiểu được tất cả nội dung bài nói.

- Học sinh không cần phải cố gắng phát âm giống âm của một người Anh, một người Mỹ hay một người Úc.

- Những yêu cầu về phát âm chính xác cần đạt ở mức độ khá.

Điểm 7

- Các từ phải được phát âm đúng, có trọng âm từ và trọng âm câu để nhấn mạnh ý. Học sinh biết sử dụng ngữ điệu (intonation) để nhấn mạnh nội dung và các ý quan trọng, có khả năng thay đổi tốc độ núi một cỏch chủ động, núi rừ ràng mạch lạc làm tăng tớnh thuyết phục đối với người nghe – giám khảo, giúp giám khảo dễ dàng hiểu toàn bộ nội dung bài nói.

- Đôi khi vẫn có một số từ học sinh phát âm chưa chuẩn và vẫn có sự ảnh hưởng âm của tiếng mẹ đẻ.

Điểm 8,9

- Tất cả những yêu cầu trên đòi hỏi ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn, sự tồn tại một số lỗi còn nhưng rất nhỏ và không làm ảnh hưởng gì chất lượng bài nói.

Để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu về phát âm chuẩn trong nói tiếng Anh, đặc biệt để đạt được điểm cao bài kiểm tra nói tiếng Anh trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia hàng năm, giáo viên cần cung cấp và hướng dẫn cho học sinh những kỹ năng cần thiết khi luyện phát âm và những kỹ năng mà bài thi đòi hỏi, đồng thời tạo điều kiện và giúp đỡ các em nhiều hơn để các em có kỹ năng sử lý tốt bài thi để đạt được kết quả cao hơn. Học sinh cũng cần phải nỗ

lực nhiều hơn, rèn luyện tích cực hơn để có được một kết quả khả quan mà các em mong muốn.

2. Những kỹ năng và kỹ thuật cần đạt cho phần phát âm. (The Skills and Techniques Required for Pronunciation)

Dưới đây là một số kỹ năng và kỹ thuật cơ bản giúp giáo viên trong rèn luyện học sinh và giúp học sinh trong luyện tập phát âm. Nếu học sinh tập trung rèn luyện những kỹ năng này và áp dụng đúng các kỹ thuật, các em sẽ thấy dễ dàng hơn để đạt điểm 7 hoặc điểm cao hơn trong phần phát âm.

a. Sử dụng âm lượng đa dạng và nhấn mạnh vào ý quan trọng.

(Using variation in volume and pitch to highlight important meaning)

* Đối với tất cả các đối tượng học sinh phổ thông

Ngoài việc học sinh phải chú ý phát âm từ đúng, sự thay đổi âm lượng giọng nói ở một số ý, một số nội dung trong khi nói là một kỹ thuật học sinh cần lưu ý thực hiện tốt để thu hút sự chú ý của giám khảo, đồng thời tạo sự sinh động và nhịp điệu thú vị cho bài nói, tránh sự đều đều, buồn tẻ, nhàm chán không đáng có – đây là điều mà hầu hết học sinh chưa chú ý và chưa làm tốt mặc dù không quá khó.

Ví dụ:

“I suppose that I occasionally read magazines but I rarely pick a newspaper”.

Ở câu nói này, học sinh nên tăng âm lượng (increase the volume) giọng nói hoặc nhấn mạnh vào các trạng từ “occassionally” và “rarely” nhằm thu hút sự chú ý của giám khảo về sự “thường xuyên” của hoạt động này bởi đây cũng chính là chủ ý của người nói. Thực hiện tốt kỹ thuật này, học sinh sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của giám khảo hơn bởi sự thay đổi nhịp điệu của bài nói làm cho bài nói có nhịp điệu, hấp dẫn người nghe.

b. Sử dụng tốc độ khác nhau để nhấn mạnh ý (Using variation of speed to emphasize the meaning)

Thay đổi tốc độ nói cũng là một trong những kỹ thuật mang lại hiệu quả cao cho bài nói. Tốc dộ nhanh hay chậm giúp thể hiện chủ ý của người nói với những nội dung quan trọng cần nhấn mạnh, cần sự quan tâm, cần sự chú ý của giám khảo. Đây là một kỹ thuật không phức tạp nhưng hầu như học sinh chưa thực sự để tâm thực hiện. Giáo viên cần giúp đỡ và yêu cầu học sinh rèn luyện nhiều để đạt được kết quả như mong muốn.

Ví dụ:

“I used to be quite into Yoga but more recently, I’ve been getting into ballet dancing”

Trong câu nói này, học sinh nên nói chậm hơn hoặc kéo dài giọng hơn khi nói cụm từ “ used to” và “more recently” để nhấn mạnh sự so sánh về thời gian. Học sinh có thể làm tương tự với những từ, cụm từ, ý hoặc câu trong bài núi giỳp giỏm khảo cảm nhận được rừ ràng cỏc nội dung khỏc nhau trong toàn bài với tầm quan trọng khác nhau của chúng.

c. Chia các ý thành các đoạn (Dividing utterances into “chunks”) Mỗi nội dung, mỗi ý của bài nói có thể được thể hiện bằng một đoạn mà ở đú cỏc ý đầu và cuối là một sự hũa hợp, hỗ trợ cho nhau làm rừ nội dung, thông tin cần truyền đạt, tránh kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Ví dụ:

I recently went on holiday to Hoi An, which is an encient town in the central of Viet Nam. I guess it’s one of the most popular tourist destinations in the South Viet Nam because of its narrow streets, low tiled-roof houses and moss-walled buildings. Of course you can find old pagodas and other places of worship bearing Japanese and Chinese cultures.

Nghiên cứu ví dụ trên đây, chúng ta rất dễ dàng nhận ra tính lôgic của các ý trong một đoạn núi ngắn này. í sau bổ sung, làm rừ cho ý trước giỳp người nghe hiểu vấn đề một cỏch rừ ràng, đầy đủ và dễ chịu, chứng tỏ khả năng thụng thạo ngôn ngữ của học sinh này.

“Hội An” được miờu tả rừ hơn bởi cỏc ý:

+ which is an encient town in the central of Viet Nam

+ it’s one of the most popular tourist destinations in the South Viet Nam because of its narrow streets, low tiled-roof houses and moss-walled buildings.

+ You can find old pagodas and other places of worship bearing Japanese and Chinese cultures.

3. Sự thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc khi nói

Khi nói về bất cứ vấn đề gì, ngoài việc đảm bảo nội dung cơ bản và những thông tin của vấn đề cần giải quyết, đảm bảo việc sử dụng cấu trúc câu và từ vựng hợp lý, sự diễn đạt lưu loỏt rừ ràng, mạch lạc, lụgic, tự nhiờn v.v.

học sinh cần thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với vấn đề trình bày để khẳng định thêm sự hiểu, sự tự tin và sự chủ động của bản thân trong việc giải quyết vấn đề đó. Đây cũng là yếu tố giúp học sinh được điểm cộng từ giáo viên hay giám khảo.

4. Khả năng hiểu của người nghe. (Giáo viên/ giám khảo)

Sản phẩm nói cuối cùng của học sinh là sự tổng hòa của tất cả những yêu cầu, những kỹ năng và những tiêu chí cần đạt của kỹ năng nói. Khả năng hiểu của người nghe được quyết định bởi chính cách nói của người nói. Bài nói được đánh giá cao là bài nói mang lại cho người nghe sự hiểu đầy đủ tất cả mọi thông tin, nội dung, đúng tinh thần, ý nghĩa và chính xác những thông điệp được trình bày. Người nghe cảm thấy dễ chịu và bị thuyết phục bởi nội dung và cách nói, bởi sự mạch lạc và tính lôgic của các nội dung được trình bày trong bài nói.

Giáo viên cần căn cứ vào các tiêu chí đánh giá về các mức độ thành thạo giúp người nghe dễ hiểu để bồi dưỡng cho học sinh, giúp các em đạt được kết quả cao cho kỹ năng này.

Dưới đây là 06 mức độ đánh giá sự thành thạo của kỹ năng nói tiếng Anh, ảnh hưởng tới khả năng hiểu của người nghe. Mức độ 6 là mức độ cao nhất của sự thành thạo:

Khả năng nói của học sinh Khả năng hiểu của giáo viên/

giám khảo 1. Phỏt õm hầu hết cỏc từ khụng rừ

ràng. Ngữ pháp hầu hết không chính xác.

1. Hiểu rất ít, thậm chí ở cả những câu đơn giản nhất.

1. Luôn mắc nhiều lỗi lớn, âm điệu bị

ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ nặng nề làm ảnh hưởng nhiều đến việc hiểu của người nghe. Mắc nhiều lỗi chứng tỏ nắm được rất ít các mẫu câu cơ bản do đó luôn gây cản trở cho việc hiểu của người nghe.

2. Chỉ hiểu được những lời nói rất đơn giản về các chủ đề xã hội thông thường nhưng luôn phải cố gắng chú tâm nghe

3. Còn ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ làm người nghe phải tập trung mới hiểu.

Phát âm nhiều từ không đúng nên dẫn đến việc, đôi khi, người nghe hiểu nhầm, còn mắc lỗi ngữ pháp hoặc lỗi từ ngữ.

- Hay mắc lỗi chứng tỏ không nắm được một số mẫu câu cơ bản và đôi khi gây ra sự hiểu lầm hoặc khó chịu

3. Hiểu được những lời nói, câu nói chậm rói, rừ ràng nhưng vẫn cần chỳ ý lắng nghe

cho người nghe.

4. Còn ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ và đôi khi còn phát âm sai nhưng không ảnh hưởng đến việc hiểu đúng.

- Đôi khi mắc lỗi chứng tỏ việc sử dụng một số mẫu câu chưa thực sự hoàn hảo nhưng không gây ra việc hiểu sai nghĩa.

4. Có thể hiểu tương đối tốt lời nói một cách bình thường, song đôi khi còn hơi băn khoăn

5. Không có những phát âm sai dễ nhận thấy nhưng chưa đạt mức độ như người bản ngữ.

- Mắc một vài lỗi nhưng không sử dụng sai mẫu câu

5. Hiểu hết lời nói của người nói một cách bình thường, trừ những lời nói rất thông tục, các từ ngữ và cách diễn đạt được yêu cầu ở mức độ trịnh trọng hơn, khó hơn xuất hiện với tần xuất thấp, hoặc còn có những câu nói líu ríu, quá nhanh hoặc bỏ qua.

6. Phát âm như người bản ngữ, không pha chút giọng người nước ngoài nào.

Đạt ở mức độ hoàn hảo.

- Chỉ mắc một lỗi trong suốt quá trình nói.

6. Hiểu được mọi lời nói cả thông tục lẫn trịnh trọng như người bản ngữ có học

Một phần của tài liệu skkn phương pháp luyện nói tiếng anh hiệu quả cho học sinh phổ thông và học sinh giỏi quốc gia thpt băc giang (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)