Quá trình “nạp”

Một phần của tài liệu skkn phương pháp luyện nói tiếng anh hiệu quả cho học sinh phổ thông và học sinh giỏi quốc gia thpt băc giang (Trang 56 - 59)

việc học ngôn ngữ. Quá trình ghi nhớ của một người từ bé sinh ra thông qua việc nghe đã “nạp” vào bộ nhớ toàn bộ những câu, từ thiết yếu để giao tiếp và những thông tin này đã “in sâu” vào những vùng nhớ của trí não con người nhiều lần đến nỗi đã biến thành “hệ ngôn ngữ tiềm ẩn” (Potential Language System – hệ ngôn ngữ còn chờ sự hướng dẫn mới có thể hình thành) và chỉ chờ sự hướng dẫn để tạo ra sự lô-gíc của lời nói. Phương pháp “nạp” ngôn ngữ này là quá trình “kích hoạt tiềm thức”, ghi thông tin vào các vùng nhớ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Càng lặp lại nhiều lần, thông tin càng ghi sâu vào bộ nhớ dài hạn cho đến khi việc nạp đã đến giai đoạn đủ, chúng ta sẽ không bao giờ quên những thông tin đó nữa.

Tuy nhiên, việc “nạp” tự nhiên kéo dài nhiều năm. Từ lúc mới sinh ra cho đến khi có thể giao tiếp được như một em bé học lớp một, con người cũng chỉ giao tiếp được ở dạng cơ bản và hệ thống từ vựng còn rất sơ sài. Nhiều nhà ngôn ngữ học và nghiên cứu ngôn ngữ cũng đề cao quá trình học tự nhiên này, nhưng chỉ mô phỏng đơn thuần quá trình này thì sẽ dẫn đến một thất bại về thời gian, chưa kể quá trình này cũng chỉ có thể tạo ra “hệ ngôn ngữ tiềm ẩn” mà thôi.

Hệ thống ngôn ngữ trong các giờ học được nạp vào đầu của học sinh (từ cấp tiểu học – bắt đầu học tiếng Anh) một cách tự nhiên qua nhiều năm tháng cho đến khi hệ thống câu, từ cơ bản đã được hình thành và một cách tự nhiên, học sinh có thể giao tiếp được tiếng Anh một cách bình thường và không mấy khó khăn. Tuy nhiên để thật sự nói được tiếng Anh một cách lưu loát, học sinh cần tiếp tục học kỹ năng giao tiếp thì mới có thể nói được tiếng Anh trôi chảy và diễn đạt được ý của mình.

Phương pháp “Natural Approach” cũng mô phỏng quá trình “nạp” tự nhiên này nhưng thông qua phương pháp “cưỡng bức” – nghĩa là học sinh phải lặp đi lặp lại bài học, mẫu câu, từ vựng chuẩn bản xứ với số lần nhất định mới có thể tạo ra một hiệu quả tương đương với quá trình nạp tự nhiên, nhưng thời gian thì rút ngắn hơn nhiều.

Nhiều học sinh cho rằng, việc chọn một môi trường nói tiếng Anh tự nhiên như câu lạc bộ nói tiếng Anh, hay giao tiếp với giáo viên bản ngữ… sẽ có hiệu quả tương đương với quá trình này. Nhưng suy nghĩ này là sự sai lầm. Với tiếng mẹ đẻ, một quá trình tự nhiên từ lúc mới sinh ra cho đến khi biết nói cơ bản cũng đã trải qua hàng năm trời, nhưng cũng chỉ dừng lại ở khả năng nói cơ bản nếu không mất thêm vài năm nữa để luyện tập có hướng dẫn. Còn quá trình nghe nói tự nhiên như hình thức câu lạc bộ, giao tiếp trên lớp… là một quá trình

rất ngắn, lượng thông tin “nạp” không nhiều và tính lặp lại không cao, làm mất nhiều thời gian hơn mà vẫn không sử dụng được ngôn ngữ.

Phương pháp “lặp cưỡng bức” là quá trình lặp lại những cấu trúc văn nói chuẩn bản xứ cần thiết trong giao tiếp để tạo dựng “hệ ngôn ngữ tiềm ẩn” thông qua quá trình chọn lọc có hiểu biết và định hướng. Khi được hướng dẫn “khai thông” thông qua “kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ” (Language Communication Skill), hệ ngôn ngữ tiềm ẩn sẽ kết nối lô-gic với kiến thức và kinh nghiệm của học sinh để truyền đạt thành lời nói.

Quá trình “nạp ngôn ngữ” cũng sẽ hình thành nên “quán tính ngôn ngữ”. Những từ sai, câu sai, âm sai mà học sinh mắc phải cũng là kết quả của quá trình đọc sai, nói sai, nghe sai nhiều lần mà thành. Quá trình này dần dần hình thành nên một quán tính nhưng do việc xác định ngữ âm, ngữ điệu sai nên đã tạo ra một quán tính sai.

Khi quán tính hình thành, có nghĩa là tiềm thức đã được kích hoạt với những gì mắt quan sát được, tai nghe được và tự báo cho não bộ những thông tin phản hồi cần thiết mà không cần sự can thiệp của bộ nhớ. Nhờ vậy, học sinh có thể bật nhanh thành lời nói mà không cần chờ bộ não tìm kiến thức bằng ngôn ngữ và điều khiển. Phản xạ nói được tạo ra ngay khi học sinh tiếp nhận thông tin và các em sẽ nhanh chóng phát ra những thông tin cần thiết.

Nhiều học sinh chọn cách học thuộc lòng bài học, các mẫu câu, ngữ pháp, từ vựng v.v. nhưng học thuộc lòng chỉ giúp các em nhớ được bài học trong một khoảng thời gian ngắn (vài tuần) rồi sau đó các em sẽ quên hoàn toàn bài học bởi đó chí là hình thức học vẹt, không có thực nghiệm. Khi đã quên bài học hay chỉ nhớ mơ hồ thì học sinh không thể chọn đúng câu, từ để phản xạ và bật nói nhanh được.

Phương pháp dạy và học hiện thời tạo ra cho học sinh một kiểu sử dụng ngôn ngữ bằng cách sử dụng văn hoá tiếng Việt để hình thành câu, từ và chuyển dịch sang tiếng Anh đã tạo ra một sự khác biệt về văn hoá (mặc dù sử dụng chung một ngôn ngữ với người bản ngữ) nên không thể hiểu nhau.

Bản chất của học ngôn ngữ là bắt chước, không phải tư duy. Giáo viên không thể dạy học sinh học ngữ pháp và từ vựng một cách riêng lẻ rồi để học sinh lắp ghép một cách không có nguyên tắc. Học sinh cần “nạp” đủ các cụm từ và cấu trúc câu cần thiết để hình thành “hệ ngôn ngữ tiềm ẩn” và phải thông qua quá trình “khai thông” mới có thể chuyển được thành lời nói.

Bởi vậy khi dạy và học tiếng Anh nói chung, luyện kỹ năng nói tiếng Anh nói riêng, giáo viên cần cố gắng cung cấp nhiều mẫu câu và từ vựng cho

học sinh, hướng dẫn các em tư duy theo lối tư duy của người bản ngữ, đồng thời chỉ dẫn học sinh cách sử dụng những yếu tố ngôn ngữ đó để nói và giao tiếp theo chuẩn mực của tiếng Anh mới đạt được hiệu quả và mục tiêu mong muốn.

Với đối tượng học sinh các lớp xa chuyên, học sinh chuyên Anh của trường THPT Chuyên Bắc Giang và học sinh giỏi Quốc gia, chúng tôi đã áp dụng phương pháp này và đã đạt được những kết quả khả quan, đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu skkn phương pháp luyện nói tiếng anh hiệu quả cho học sinh phổ thông và học sinh giỏi quốc gia thpt băc giang (Trang 56 - 59)