Đối với HSGQG

Một phần của tài liệu skkn phương pháp luyện nói tiếng anh hiệu quả cho học sinh phổ thông và học sinh giỏi quốc gia thpt băc giang (Trang 29 - 30)

Đối với HSGQG, bài thi nói tiếng Anh (độc thoại) trong kỳ thi HSGQG được đánh giá và chấm điểm chủ yếu dựa trên 4 tiêu chí cụ thể dưới đây:

1. Sự lưu loát và tính mạch lạc (Fluency and Coherence). 2. Sử dụng từ vựng hợp lý (Appropriate vocabulary)

3. Phạm vi và độ chính xác của ngữ pháp (Grammatical Range and Accuracy). 4. Sự phát âm chính xác. (Accurate pronunciation)

III.3.1. Sự lưu loát và tính mạch lạc (Fluency and coherence).

* Đối với tất cả các đối tượng học sinh phổ thông (Học sinh đại trà và HSGQG)

Nhiều người cho rằng tiêu chí để đánh giá sự lưu loát và tính mạch lạc của một bài nói phụ thuộc chính vào sự trôi chảy, tốc độ nói nhanh và sự diễn tiến nhịp nhàng của bài nói. Song trên thực tế, đây chỉ là một trong những tiêu chí đánh giá và cho điểm của bài nói. Nhiều học sinh nói nhanh, trôi chảy nhưng không được đánh giá là nói lưu loát và mạch lạc bởi thứ nhất, đó là sự học thuộc lòng (kiểu học vẹt, mang tính trả bài), thiếu cảm xúc, thiếu sự bày tỏ thái độ, tình cảm của người nói. Thứ hai, học sinh nói một cách máy móc những gì các em đã chuẩn bị như kiểu học thuộc và ghi nhớ, các ý diễn đạt chỉ mang

tính liệt kê, thiếu sự mạch lạc, không thể hiện được sự hiểu vấn đề nên khó thuyết phục người nghe.

Để đánh giá kỹ năng nói thường chú trọng hai yêu cầu chính là độ lưu loát và độ chính xác về âm điệu, phát âm, ngữ pháp và ngôn từ. Độ lưu loát được hiểu không chỉ là sự trôi chảy của dòng âm thanh mà của cả nội dung thông tin, cách truyền đạt thông tin mà người nói truyền tới người nghe. Lưu loát còn bao gồm cả chất lượng của thông điệp. Sự lưu loát và mạch lạc còn được đánh giá ở độ dài của bài nói – đó là khả năng nói dài, khả năng sử dụng cấu trúc câu và từ vựng chặt chẽ, khả năng sử dụng được những từ đệm, từ nối, từ liên kết... (use of linking words, connectives and redundant language...) một cách tự nhiên và hợp lý mà học sinh thể hiện trong quá trình nói, thể hiện sự hiểu vấn đề và khả năng giải quyết vấn đề của các em một cách chủ động và thông minh. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp học sinh nói tự nhiên, lưu loát và mạch lạc. Tuy nhiên, một vấn đề mà học sinh hay mắc phải khi cố gắng thể hiện sự lưu loát của bài nói là các em chú trọng quá nhiều đến việc trả lời câu hỏi, cố gắng trình bày nhiều thông tin, nhiều nội dung theo kiểu liệt kê, khô cứng, thiếu tính mạch lạc, thiếu những từ liên kết cần thiết để kết nối những ý đó lại thành một ý thống nhất có tính lôgic nên kết quả thường không cao.

Giáo viên và HSGQG cần lưu ý rằng: điểm số của bài nói cao hay thấp, cao ở mức độ nào 6, 7, 8 hay 9 hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ cao, thấp của những yêu cầu đề cập ở trên mà học sinh đạt được theo tiêu chí đánh giá chung. Hãy nghiên cứu ví dụ dưới đây:

Một phần của tài liệu skkn phương pháp luyện nói tiếng anh hiệu quả cho học sinh phổ thông và học sinh giỏi quốc gia thpt băc giang (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)