Thực trạng quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của Sở Lao động – TB&XH hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 68 - 74)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC TỔ CHỨC

3.1. Khái quát chung về Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp

3.1.3.2. Thực trạng quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của Sở Lao động – TB&XH hiện nay

Công tác quản lý CBCCVC của đơn được thực hiện theo nguyên tắc quản lý cán bộ của Đảng và những quy định về cán bộ, công chức của Nhà nước, đồng thời có sự phân cấp cụ thể, nhằm quản lý tốt đội ngũ cán bộ, công chức của mình trong việc sử dụng hợp lý, thực hiện chính sách và phát huy tốt nhất khả năng của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ.

Công tác quản lý đội ngũ CBCCVC bao gồm nhiều nội dung, công việc với các khâu: tuyển dụng, sử dụng, bố trí, giám sát, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng, thực hiện chính sách chế độ đối với cán bộ, công chức, xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, thu hút nhân tài vào nền công vụ. Trong các nội dung này, có những khâu theo trình tự, nhưng cũng có những khâu tiến hành song song, đan xen nhau, có quan hệ tương hỗ với nhau.... Hai nội dung cơ bản của công tác quản lý công chức, đó là đổi mới công tác tuyển dụng công chức và đổi mới công tác đánh giá công chức – đây là hai nội dung được đánh giá là khó và yếu nhất tồn tại nhiều năm qua. Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng và đánh giá công chức đóng góp một phần đáng kể cho chiến lược quản lý nguồn nhân lực công cho đất nước hiện tại cũng như trong dài hạn.

Trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay, đơn vị đã chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC. Do vậy, đội ngũ CBCCVC của đơn vị ngày càng được nâng cao về chất lượng, số lượng. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức ở các phòng, ban, đơn vị của Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động và sáng tạo; hăng hái thực hiện đường lối chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trình độ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn ngày càng được nâng cao, thích nghi dần với cơ chế mới. Theo báo cáo tính đến thời điểm 31/12/1013 năm 2014, trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ công chức viên chức của đơn vị như bảng 3.1:

Bảng 3.2: Bảng thống kê trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp

ĐVT: người

TT Tên đơn vị Trình độ chuyên môn

Trên đại học

Đại học, Cao đẳng

Trung cấp

Chưa qua đào tạo

1 Ban Giám đốc 04 01 03

2 Văn phòng Sở 15 01 09 2 3

3 Thanh tra Sở 07 07

4 Phòng Tài chính kế toán 08 07 01

5 Phòng Lao động tiền công 06 06

6 Phòng Quản lý đào tạo nghề 08 01 07

7 Phòng Người có công 06 06

8 Phòng Bảo trợ xã hội 06 06

9 Phòng Phòng chống tệ nạn xã hội 03 03

10 Phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em 05 05

11 Ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh 34 4 2 28

12 Trung tâm Bảo trợ xã hội 20 4 5 11

13 Trung tâm Giáo dục lao động xã hội 26 10 6 10

14 Trung tâm CTXH và BVTE 05 5

15 Quỹ Bảo trợ Trẻ em. 03 3

16 Trung tâm Giới thiệu việc làm 57 39 9 9

17 Trường Trung cấp nghề Hồng Ngự 34 02 25 4 3

18 Trường Trung cấp nghề Thanh Bình 23 01 19 3

19 Trường Trung cấp nghề Tháp Mười 31 24 3 4

Tổng số 301 06 192 32 71

Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của Văn phòng Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp

Bảng 3.3: Bảng thống kê Cơ cấu trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCCVC của Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp

Trình độ Số lượng Tỷ lệ %

Thạc sỹ 06 1,99 %

Đai học, Cao đẳng 192 63,79 %

Trung cấp 32 10,63 %

Khác 71 23,59 %

Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của Văn phòng Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp

Biểu đồ 3. 1:Biểu đồ cơ cấu trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCCVC

Về cơ cấu CBCCVC theo độ tuổi như sau :

+ Độ tuổi dưới 30 tuổi ( 1984 trở xuống) : 126 người = 41,86 %.

+ Độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi (1963 - 1983) : 32 người = 10,63 %.

+ Độ tuổi từ 50 dến 60 tuổi (1954 - 1963) : 143 người = 47,51 %

Biểu đồ 3. 2: Biểu đồ về cơ cấu CBCCVC theo độ tuổi

- Về trình độ quản lý nhà nước:

+ Chuyên viên cao cấp và tương đượng: 02 người.

+ Chuyên viên chính và tương đượng : 12 người.

+ Chuyên viên và tương đượng: 13 người.

+ Bồi dưỡng: 81 người .

- Về trình độ lý luận chính trị :

+ Cao cấp: 24 người.

+ Cử nhân: 05 người.

+ Trung cấp: 45 người.

+ Sơ cấp : 05 người.

- Về trình độ ngoại ngữ

+ Đại học và cao đẳng : 06 người.

+ Chứng chỉ A,B,C : 188 người.

- Về trình độ tin học

+ Đại học, cao đẳng, trung cấp trở lên: 34 người.

+ Chứng chỉ A,B,C: 173 người.

+ Kỹ thuật viên và văn phòng: 70 người.

Qua số liệu trên cho thấy về trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCCVC của đơn vị tương đối đáp ứng với tình hình hiện nay. Tỷ lệ CBCCVC có trình độ đại học, cao đẳng ngày càng tăng. Đội ngũ CBCCVC được tuyển dụng đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn, chức danh quy định. Việc đào tạo bồi dưỡng đã góp phần đáng kể trong thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức hành chính. Hầu hết số người được đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm đã được nâng lên đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, số lượng CBCCVC có trình độ sau đại học rất ít, trình độ lý luận chính trị còn hạn chế, chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá lớn 73,75% vì vậy đã ảnh hưởng đến công tác và bản lĩnh chính trị trong điều kiện mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay. Trình độ tin học, đa số mới dừng ở mức biết các chức năng cơ bản của máy tính, đánh máy, soạn thảo văn bản, vấn đề triển khai vận dụng công nghệ thông tin trong quản lý còn kém. Trình độ ngoại ngữ, hầu hết là chứng chỉ A, B nhưng chỉ một số rất ít có trình độ thực sự, đủ khả năng giao tiếp, học tập, nghiên cứu, phục vụ công tác. Thực trạng này cũng làm ảnh hưởng đến đề án đào tạo cán bộ sau đại học trong nước và nước ngoài

Việc sử dụng cán bộ, công chức của cơ quan còn bất cập, hạn chế như: Do thiếu sự chuẩn bị đầu vào, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng kế cận, chuyên gia đầu ngành còn bị động, hẫng hụt nên việc bổ sung thay thế có đơn vị còn lúng túng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả sau đào tạo.

- Những ưu điểm

+ Về chất lượng, phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay đang công tác đã được rèn luyện, thử thách qua quá trình đấu tranh giải phòng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với sự nghiệp cách mạng. Kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng cao về mọi mặt, góp phần tích cực vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn vừa qua.

+ Công tác quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức qua gần 20 năm đổi mới đã có những chuyển biến quan trọng về nhận thức, quan điểm tư tưởng, được thể hiện trong cơ chế, chính sách, luật pháp từ khâu tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo và quản lý, từng bước đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

- Những hạn chế yếu kém

+ Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập, hẫng hụt về nhiều mặt: tri thức và năng lực quản lý Nhà nước về xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, kỷ năng thực thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác quản lý còn hạn chế.

+ Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một số bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới, tinh thần phục vụ chưa cao;

vẫn còn biểu hiện tệ quan liêu và gây nên sự trì trệ, trở ngại lớn cho công cuộc cải cách, làm giảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước.

+ Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài; tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan đơn vị còn phổ biến; thiếu đội ngũ cán bộ, công chức nòng cốt, kế cận có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia hoạch định chính sách ở các cấp.

Đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa và miền núi, hải đảo, đại bộ phận cán bộ, công chức yếu về năng lực chuyên môn, thiếu nguồn nhân lực bổ sung vào bộ máy hành chính Nhà nước. Số lượng cán bộ, chuyên trách ở cấp cơ sở đông nhưng chất lượng thấp.

- Nguyên nhân

+ Một bộ phận công chức thực thi công vụ không đúng với trình độ chuyên môn được đào tạo hoặc chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ; việc quản lý cán bộ, công chức một số nơi còn chưa chặt chẽ về thời gian, ý thức, thái độ của cán bộ công chức trong quá trình thực thi công vụ; việc xử lý những hành vi vi phạm có nơi, có lúc còn chưa nghiêm.

+ Việc bố trí cán bộ, công chức ở nhiều phòng, ban, đơn vị trực thuộc của đơn vị chưa có tỷ lệ phù hợp với đặc điểm, tính chất và yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi loại cơ quan, tổ chức. Tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức chưa được bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng loại công chức.

+ Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức còn nhiều bất cập, chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác.

3.1.3.3. Thực trạng về nâng cao động lực thúc đẩy cho sự phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w