Khái niệm về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 28 - 29)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀOTẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC TỔ CHỨC

2.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực

Trong một xã hội phát triển luôn chịu sự chi phối và tác động của nhiều yếu tố, mà cơ bản nhất là ba yếu tố: nhân lực, vật lực và tài lực; như vậy nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phát triển xã hội, có nhiều quan điểm, khái niệm về nguồn nhân lực, tùy vào từng góc độ sẽ có những khái niệm, tiếp cận về nguồn nhân lực khác nhau, cụ thể:

Theo Liên Hiệp quốc: “Nguồn nhân lực là tổng thể sức dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động của con người trong việc cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội”

Còn theo Pierrre G.Bergeron: “Nguồn nhân lực là toàn bộ những con người mà một tổ chức sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc để cung cấp dịch vụ”

Theo giáo trình “Quản trị nhân lực” (2012) của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân, ThS. Nguyễn Vân Điềm đồng chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân: “ Bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Do đó, có thể nói nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực”

Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản nhất về nguồn nhân lực là tập hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất, tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Trong đó lao động là một hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải, vật chất và các giá trị tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội, là hoạt động gắn liền với sự hình thành phát triển của loài người, mà lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định phát triển xã hội.

Nguồn gốc hình thành nguồn nhân lực là dân số, trong đó nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không kể trạng thái có làm việc hay không làm việc và những người nằm ngoài độ tuổi lao động tham gia vào hoạt động kinh tế.

Tuy nhiên, độ tuổi lao động tùy theo từng quốc gia được quy định cụ thể, các nước không giống nhau ở độ tuổi lao động, có nước tuổi tối thiểu của độ tuổi lao động là 15, có nước sớm hơn là 14, có nước trễ hơn là 16 hoặc 17. Tuổi tối đa của độ tuổi lao động cũng vậy, có nước độ tuổi lao động tối đa là 60, có nước tuổi lao động tối đa là 62 . . . đó là tùy vào sự phát triển về thể lực, trí lực của con người ở quốc gia và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở quốc gia đó.

Quy định tại Bộ Luật lao động năm 2013, người trong độ tuổi lao động từ 15 đến 55 tuổi đối nữ và từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w