Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 113 - 117)

VÀ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP

4.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp

chức, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh theo hướng tăng thẩm quyền quản lý, tự chủ cho các cơ quan cấp dưới và đơn vị sự nghiệp.

- Thực hiện cơ cấu công chức trong các cơ quan, đơn vị làm cơ sở cho việc tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức.

- Ban hành Quy chế tuyển dụng công chức hành chính của tỉnh để áp dụng thống nhất trong các kỳ tuyển dụng công chức hành chính.

- Xây dựng Quy định về chế độ, chính sách nhằm thu hút những người có trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ) và những người có trình độ chuyên môn giỏi về công tác trong các cơ quan hành chính trong tỉnh.

Con người ngày càng có vai trò quan trọng trong một tổ chức. Con người được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức vì con người là nhân tố hạt nhân của tổ chức, quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức, làm cho tổ chức vận hành được. Ngày nay một tổ chức tồn tại và phát triển không phải bởi sự quyết định của vốn, công nghệ, hay thiết bị mà nó phụ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo, tổ chức của con người đối với tổ chức đó, do vậy công tác đào tạo và phát triển phải được đặc biệt chú trọng.

Trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước, cùng với việc điều chỉnh cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước, cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước có một vị trí hết sức quan trọng. Xây dựng, phát triển đội ngũ công chức hành chính nhà nước có năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn, của những cải cách về tổ chức bộ máy hành chính là một nhiệm vụ, một bộ phận không thể tách rời của công cuộc cải cách hành chính trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ngày càng đặt ra nhiều vấn đề mới, đòi hỏi phải có quan điểm và phương pháp đánh giá đúng thực trạng, phân tích đúng những nguyên nhân, có biện pháp giải quyết kịp thời, đồng thời hoạch định chính sách lâu dài và cơ bản. Để làm được vấn đề nêu trên, trước hết cần chỉ ra những khái niệm cơ bản về cán bộ, công chức, trong đó có sự phân tích để đi đến nhận thức khoa học hơn, hệ thống hơn về khái niệm cán bộ, công chức. Đây là cơ sở đầu tiên giúp xử lý các vấn đề thuộc phạm trù cán bộ, công chức; giúp cho việc tiêu chuẩn hóa, phân loại và phân định vị thế, vai trò của các nhóm cán bộ, công chức; hơn nữa nó còn góp phần vào việc xác định những quy chế có tính chất pháp lý. Do vậy, trên cơ sở tìm hiểu những quan điểm, khái niệm, các chế định về cán bộ, công chức, đặc biệt là các pháp lệnh, nghị định về cán bộ, cập nhật Luật Cán bộ, công chức năm 2008, tác giả đưa ra khái niệm cán bộ, công chức hành chính nhà nước, phân tích đặc điểm, vị trí vai trò của cán bộ, công chức hành chính nhà nước trong công cuộc cải cách hành chính nhà nước. Từ đó, xác định được tính tất yếu khách quan, yêu cầu và các điều kiện bảo đảm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính hiện nay.

Đào tạo và phát triển đội ngũ CBCCVC là một trong những nội dung quan trọng nhất của chiến lược cán bộ, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có bản lãnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có trình độ trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu giai đoạn hiện nay. Với mục đích đó, tác giả luận văn phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo và phát triển đội ngũ CBCCVC của Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp, rút ra nguyên nhân ưu điểm, nguyên nhân hạn chế, so sánh những yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính với đội ngũ cán bộ, công chức hành chính để đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ CBCCVC vừa có cơ cấu khoa học, vừa đảm bảo số lượng, chất lượng, phù hợp với đặc điểm đơn vị, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của cơ quan trong giai đoạn hiện nay, phải tiến hành đồng bộ những giải pháp bao gồm: Tăng cường công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng CBCCVC, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đúng hướng. Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên có vai trò quyết định đến hiệu quả đào tạo và phát triển. Đây là điều kiện cần và đủ cho một cơ sở đào tạo tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, phải đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy và học phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của KHCN của cơ chế thị trường, sự hoà nhập kinh tế thế giới. Phải cải tiến chính sách đãi ngộ người dạy và người học một cách hợp lý, tạo động lực thúc đẩy cán bộ hăng hái học tập, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực quản lý, điều hành, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và hiệu quả công tác. Đặc biệt, có quy định chính sách đối với người có tài năng: Phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng.

Tuy nhiên, công cuộc cải cách hành chính nói chung, các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nói riêng muốn thành công phải được thực hiện một cách đồng bộ. Trách nhiệm trước hết thuộc về Chính phủ, Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành có liên quan, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, các sở, ban ngành tỉnh Đồng Tháp và cũng là trách nhiệm ý thức của mỗi cán bộ, công chức và nhân dân cùng chung tay, chung sức vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w