Thực trạng công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 78 - 84)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC TỔ CHỨC

3.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp

3.2.1. Các chính sách có liên quan, ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức viên chức của đơn vị

Nhận thức rừ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xõy dựng đội ngũ cỏn bộ, công chức nói chung, đáp ứng đòi hỏi của công cuộc cải cách hành chính, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các kỳ Đại hội Đảng bộ Tỉnh đều ra nghị quyết xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Với quan điểm, công tác đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, không những góp phần vào việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Tỉnh đã ban hành các chủ trương, chính sách nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo đủ năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội như:

Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 23 tháng 5 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, khoá IX về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2015.

Nghị quyết số 04-NQ/TU của BCH Đảng bộ Tỉnh về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ đến năm 2015.

Quyết định 1353/QĐ-UBND-HC ngày 13 tháng 11 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về ban hành Đề án đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Đồng Tháp trình độ sau đại học ở nước ngoài giai đoạn 2006 – 2015.

Quyết định 913/QĐ-UBND-HC ngày 16 tháng 10 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về ban hành Quy chế tuyển chọn đào tạo trình độ thạc sĩ,

tiến sĩ ở nước ngoài của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2012 – 2015.

Quyết định số 882/QĐ-UBND-HC ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế đào tạo trình độ sau đại học ở trong nước đối với viên chức ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Tháp.

Căn cứ Quyết định số 907/QĐ-UBND.HC ngày 06 tháng 10 năm 2011của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc ban hành Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020.

Quyết định số 22/QĐ-UBND-TL ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiện toàn Hội đồng Giáo dục và và Phát triển nhân lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Công văn số 402-CV/TU ngày 04/12/2012 của Tỉnh ủy Đồng Tháp về việc chấn chỉnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;

Quyết định số 159/2005/QĐ-UBND ngày 21/12/2005 ban hành quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực;

Quyết định số 132-QĐ/TU ngày 16/5/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 21/5/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đào tạo chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị của tỉnh;

Quyết định số 1258/QĐ-UBND ngày 19/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh

"Phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 -2010".

Quán triệt các văn bản trên, Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp bám sát các chủ trương, chính sách của Tỉnh để tập trung chỉ đạo thực hiện, đồng thời, vận dụng sáng tạo cho phù với tình hình thực tiễn của đơn vị, nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu công tác cán bộ hàng năm, đồng thời góp phần thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cho nhiệm kỳ tới.

3.2.2. Thực trạng về đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị

Phân tích thực trạng phát triển trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCCVC thực chất là việc đánh giá về chất lượng đội ngũ, xem xét mức độ đáp ứng yêu cầu

về trình độ chuyên môn, năng lực cần có của đội ngũ để đảm nhận công việc, đánh giá lại công tác đào tạo, phát triển trong thời gian qua và hiệu quả tích cực, hạn chế của nó, qua đó có kế hoạch, chiến lược phát triển hợp lý trong thời gian đến.

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt và ứng dụng vào thực tiễn công tác những tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là nhiệm vụ cấp bách nhằm góp phần thực hiện thắng lợi một trong năm chương trình đột phá mà Đại hội lần thứ VIII Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính cũng được coi trọng ngang tầm với công tác đào tạo, nhằm nâng cao kiến thức về kinh tế - xã hội, kỹ năng hành chính và cập nhật thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính về thái độ, tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân, xây dựng đội ngũ công chức có trách nhiệm cao trong công việc, góp phần vào việc xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp.

Bảng 3.5. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức của Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2009 – 2013

Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Văn phòng Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp.

Qua số liệu trên cho thấy công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCCVC đơn vị luôn được chú trọng, từng bước đáp ứng với tình hình hiện nay của đơn vị. Qua đó, cho thấy nhận thức về công tác đào tạo, bồi

dưỡng CBCCVC đã được đơn vị đánh giá là rất quan trọng, cấp bách và lâu dài;

phải thực hiện thường xuyên, liên tục; CBCCVC được cử đi học vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm, để góp phần đảm bảo sự ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị và hệ thống bộ máy quản lý nhà nước ở các cấp.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhưng so với yêu cầu thực tế, công tác phát triển nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ CBCCVC của đơn vị chưa đáp ứng được với mục tiêu đề ra.

3.2.3. Thực trạng về công tác luân chuyển, quy hoạch và điều động cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian vừa qua

Hàng năm, Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp đều tiến hành nhận xét, đánh giá cán bộ và xem xét, bổ sung quy hoạch cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đủ tiêu chuẩn, kịp thời bổ sung, tạo nguồn cho những năm tiếp theo.

Việc xây dựng quy hoạch được lãnh đạo Sở thực hiện đảm bảo đúng quy trình, dân chủ, đảm bảo về số lượng và chất lượng, đặc biệt lãnh đạo Sở rất quan tâm đến đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn, năng lực chỉ đạo, điều hành.

Việc điều động bổ nhiệm cán bộ được lãnh đạo Sở và cấp uỷ thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, minh bạch, dân chủ, đúng quy trình, tạo được sự đồng thuận cao trong nội bộ Đảng.

Hàng năm, cấp ủy Đảng có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện tỉnh quản lý; trong đó chú trọng đánh giá cán bộ trước khi được đề bạt, bổ nhiệm đúng quy trình, dân chủ, công khai, khách quan.

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

cả vế số lượng và đặc biệt chất lượng đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao. Về cơ bản đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ; khách quan và công khai; có sự lãnh đạo của Đảng ủy đối với các công chức giữ chức vụ từ cấp Trưởng phó phòng và tương đương trở lên; có xem xét rà soát đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới, đạt chuẩn. Đảm bảo

đào tạo theo quy hoạch được duyệt; bố trí sử dụng sau đào tạo hợp lý, hiệu quả.

Cụ thể , Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành công tác quy hoạch cán bộ định hướng đến năm 2020: Trong nhiệm kỳ 2011 - 2015, đã quy hoạch 71 người, trong đó, độ tuổi dưới 35 tuổi: 10 người; từ 35 đến 40 tuổi: 18 người; từ 41 đến 50 tuổi: 38 người; Trên 50 tuổi: 05 người. Tuổi bình quân 43 tuổi, trong đó nữ 18 người, chiếm 25,4 %; Nhiệm kỳ 2016 – 2020, đã quy hoạch 94 người, trong đó, độ tuổi dưới 35 tuổi: 20 người; từ 35 đến 40 tuổi: 38 người; từ 41 đến 50 tuổi: 34 người; Trên 50 tuổi: 02 người. Tuổi bình quân 42 tuổi, trong đó nữ 24 người, chiếm 25,5 %.

Bảng 3.6: Bảng thống kê quy hoạch chức danh lãnh đạo Sở, lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương tương Tháp định hướng đến năm 2020

Nguồn: Báo cáo nguồn nhân lực quy hoạch lãnh đạo Sở, lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương tương của Văn phòng Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp.

Công tác luân chuyển, điều động CBCCVC luôn được đơn vị quan tâm, chú trọng và thực hiện song song với công tác quy hoạch cán bộ. Định kỳ CBCCVC sẽ được chuyển đổi vị trí công tác từ bộ phận này sang bộ phận khác cùng chuyên môn, nghiệp vụ trong từng cơ quan hoặc giữa cỏc lĩnh vực được phõn cụng theo dừi phụ trách quản lý và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác giữa các phòng, ban, đơn vị trực thuộc trong phạm vi quản lý Sở theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, trong giai đoạn 2009 – 2013, Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành luân chuyển, điều động 24 CBCCVC là lãnh

đạo, CBCCVC của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở, thực hiện theo đúng kế hoạch về quy hoạch, luân chuyển, điều động cán bộ đã đề ra trong mỗi giai đoạn.

Công tác luân chuyển cán bộ đã tạo điều kiện cho việc sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ, đặc biệt là tạo nguồn cán bộ trẻ có triển vọng phát triển lâu dài. Thông qua công tác luân chuyển cán bộ, từng bước khắc phục tình trạng bị động, trì trệ trong công tác quy hoạch cán bộ, góp phần phát huy được khả năng công tác, trách nhiệm của CBCCVC.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, đối với đơn vị vẫn còn tồn tại một số hạn chế, một số chức danh Trưởng phó phòng còn chưa đạt chuẩn về yêu cầu trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ; còn một vài trường hợp cấp phó phòng chưa đạt chuẩn phải xin ý kiến UBND Tỉnh trước khi bổ nhiệm.

Công tác quy hoạch sử dụng cán bộ còn chậm đổi mới, bên cạnh đó việc phõn định rừ tiờu chuẩn để bối trớ, sử dụng với điều kiện để bố trớ, sử dụng cũn chưa rừ. Vẫn tồn tại hiện tượng cử cỏn bộ, cụng chức đi học theo diện giải quyết chế độ, nhất là các khoá đào tạo và bồi dưỡng ở nước ngoài.

Công tác cán bộ nói chung làm chưa tốt, ảnh hưởng chưa tích cực đến công tác đào tạo và phát triển. Việc đánh giá, đãi ngộ, sử dụng chưa thực sự xuất phát từ năng lực công tác, nên làm giảm động cơ học tập, nâng cao trình độ, năng lực bản thân.

Công tác sử dụng sau đào tạo còn hạn chế, một số cán bộ dự nguồn được cử đi đào tạo đã tốt nghiệp trở về địa phương nhưng chưa được bố trí, sử dụng, vì số cán bộ hiện đang công tác chưa đủ tuổi nghỉ hưu nên chưa thể thay thế, cá biệt có nơi còn hiện tượng cục bộ địa phương.

Mặt khác, cũng phải thấy rằng công tác đánh giá, phân tích chất lượng cán bộ, công chức hành chính còn có mặt hạn chế. Ở một số nơi tính dân chủ chưa cao, công chức thường còn tư tưởng e ngại, nể nang, không dám thẳng thắn phê bình, đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp, nhất là đối với lãnh đạo cơ quan, đơn vị dẫn tới tình trạng đánh giá nhận xét hàng năm chỉ mang tính hình thức, xuê xoa, cào bằng.

Việc nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức hành chính vẫn chưa thực sự đạt được độ chính xác cần thiết, chưa trở thành động lực trong hoạt động thực thi nhiệm vụ và

nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, công chức.

Trong thời gian qua, định hướng đào tạo của Tỉnh còn nhiều bất cập, ảnh hướng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ CBCCVC của đơn vị. Việc bố trí, sử dụng sau đào tạo không đúng với quy hoạch ban đầu đã gây tâm lý bị sốc, thậm chí tác động không tốt đến công tác cử cán bộ, công chức đi đào tạo và bồi dưỡng, hoặc đi học dài hạn sau này.

3.3. Nguyên nhân thực trạng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w