Xác định nhu cầu, mục tiêu, đối tượng đàotạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 48 - 50)

2.3.3.1.Tầm quan trọng của đàotạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tổ chức

2.3.3.3. Xác định nhu cầu, mục tiêu, đối tượng đàotạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các tổ chức

ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các tổ chức

Xác định nhu cầu đào tạo nhằm trả lời các câu hỏi chính như: Những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc? Những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà CBCCVC hiện có? Những kiến thức, kỹ năng còn thiếu của CBCCVC đối với vị trí công việc? Làm cách nào để xác định đúng những thiếu hụt đó? Những khóa học nào cần tổ chức để khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho CBCCVC? Để nắm bắt nhu cầu đào tạo cần sử dụng các phương pháp sau: Phân tích tổ chức, các kế hoạch hoạt động và kế hoạch nguồn nhân lực; Phân tích công việc, Phân tích đánh giá thực hiện công việc; Điều tra khảo sát đào tạo (Phiếu khảo sát, Thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia).

Thông thường, người ta thực hiện các hoạt động xác định nhu cầu đào tạo như: làm rõ các yêu cầu. Xác định vấn đề đào tạo, quyết định đưa ra những nhiệm vụ mới, làm rõ những mong muốn, nguyện vọng đối với đào tạo, bồi dưỡng; Lập kế hoạch thực hiện xác định nhu cầu đào tạo. Phân tích nhu cầu đào tạo; Đánh giá thực trạng về thực hiện công việc.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi chính như: Mục tiêu kế hoạch? Nội dung là gì? Ai thực hiện? thời gian và địa điểm tiến hành? Cách thức thực hiện? Kinh phí? Kiểm tra đánh giá như thế nào? Để dễ nhớ, người ta dùng kỹ thuật 5W, 2H, 2C: Why, what, who, when, where, how, how much, control, check. Một vấn đề quan trọng là cần phải xây dựng một kế hoạch đào tạo, bao gồm các nội dung theo bảng sau:

Bảng 2.2: Bảng thống kê các nội dung quan trọng cần quan tâm để xây dựng một kế hoạch đào tạo

- Mục tiêu tổng thể - Nội dung chính: Các chủ thể

- Mục tiêu cụ thể - Tài liệu đào tạo

- Đối tượng: đối tượng học viên, tiêu

chuẩn tuyển chọn tham gia ĐTBD - Người dạy: Giáo viên, báo cáo, cộng tác viên - Hỗ trợ đối với việc học tập, trang

thiết bị - Các kết quả, tiêu chí cần đạt

- Phương pháp đào tạo, các hoạt động của

học viên - Chương trình chi tiết

- Phân phối thời gian

Một cách đơn giản hơn, quy trình đào tạo và bồi dưỡng dựa trên cơ sở năng lực thực hiện công việc bao gồm 4 thành tố cơ bản như hình sau:

Sơ đồ 2.1: Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Việc xác định đối tượng đào tạo cần phải thể hiện rõ là dành cho đối tượng nào? Là những người đang thiếu hụt kỹ năng nào, họ có đủ sức khỏe và thời gian tham gia không? Thái độ của người đó đối với đào tạo thế nào? Việc bố trí và sử dụng họ sau đào tạo ra sao…

Có ba lý do chính sau đây, để khẳng định sẽ giúp cho chúng ta khẳng định đúng mục tiêu của đào tạo và phát triển đội ngũ CBCCVC:

- Thứ nhất, đào tạo và phát triển đội ngũ CBCCVC ở nước ta trước hết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh chuyên nghiệp, từng bước hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả là khâu trung tâm trong việc xây

dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; trong đó, việc đào tạo và phát triển đội ngũ CBCCVC là yêu cầu khách quan, trực tiếp đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cải cách nền hành chính nhà nước.

Thứ hai, đào tạo và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động. Một trong những nhu cầu cần thiết của mỗi người là được lao động và phát triển trong lao động. Được đào tạo và phát triển thích hợp sẽ kích thích sự hăng say trong lao động cũng như khám phá hết tiềm năng của người lao động.

Cuối cùng, đào tạo và phát triển CBCCVC nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của bộ máy nhà nước. Nền kinh tế ngày càng phát triển theo hướng toàn cầu hóa, thế giới ngày càng được “san phẳng”, do đó bộ máy hành chính công của Nhà nước cũng phải có những đổi mới, hoàn thiện nhằm đáp ứng với tình hình thực tế. Do đó, đòi hỏi đội ngũ CBCCVC phải không ngừng được đào tạo và phát triển để có đủ bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn và năng lực công tác đáp ứng với sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w