Ảnh hưởng của chính sách đàotạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh đến tình hình thực tế của đơn vị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 84 - 85)

THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP

3.3.1 Ảnh hưởng của chính sách đàotạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh đến tình hình thực tế của đơn vị

bộ, công chức, viên chức của Tỉnh đến tình hình thực tế của đơn vị

Những thách thức, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ đến nhiều lĩnh vực, trong đó có cả đào tạo và phát triển đội ngũ CBCCVC cũng cần phải quan tâm giải quyết.

Trong thời gian qua, công tác đào tạo và phát triển CBCCVC của Tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa xuất phát từ yêu cầu phát triển nhân lực của cơ quan, đơn vị để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của CBCCVC. Chính sách chưa đủ hiệu lực khơi dậy tiềm năng, thu hút nhân tài vào lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng.

Nhiều trường hợp đề nghị cử đi học theo nguyện vọng của cá nhân CBCCVC; chuyên ngành đào tạo chưa hợp lý; đi học chủ yếu là để lấy bằng cấp, chứng chỉ, để được nâng ngạch, nâng lương và được bổ nhiệm chức vụ cao hơn;

Công tác quản lý đào tạo các lớp trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên môn hệ không chính quy (liên thông, vừa làm vừa học, từ xa) và sau đại học chưa chặt chẽ, đã phát sinh nhiều trường hợp tranh thủ không lành mạnh để đạt kết quả tốt trong kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp cuối khóa; dẫn đến chất lượng đào tạo chưa đảm bảo; nhiều CBCCVC sau khi tốt nghiệp không phát huy hiệu quả;

Trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là Tiếng Anh) nói chung của đa số CBCCVC còn yếu; CBCCVC có chứng chỉ B, C ngoại ngữ nhưng trình độ thực tế chưa đạt yêu cầu hoặc không đủ trình độ tham gia các chương trình, đề án đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài và Tỉnh vẫn chưa có những chính sách, quy định nhằm tạo động lực,

thúc đẩy việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ CBCCVC trên địa bàn Tỉnh. Đã phát sinh một số CBCCVC được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo, sau khi tốt nghiệp (chủ yếu là Thạc sĩ và Tiến sĩ) chưa phục vụ hoặc phục vụ chưa đủ thời gian theo quy định; đã xin nghỉ việc, xin chuyển công tác sang các đơn vị có điều kiện tốt, thu nhập cao và ra khỏi Tỉnh.

Chế độ chính sách cho cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tuy đã được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hơn so với trước, song còn thấp và chưa phù hợp với giá cả của thị trường hiện nay.

Mặc dù chế độ chính sách tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, cải cách và chấn chỉnh; nhưng vẫn không theo kịp tình hình kinh tế - xã hội. Do vậy, tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức chưa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức trung bình của xã hội, chưa tương xứng với khu vực doanh nghiệp và tư nhân. Tiền lương không có ý nghĩa khuyến khích, động viên cán bộ, công chức làm việc do đó tình trạng "chảy máu chất xám" trong khu vực nhà nước ngày một gia tăng. Đây là một nguyên nhân gây nên tình trạng tham nhũng, tiêu cực ngày càng gia tăng trong đội ngũ cán bộ, công chức làm cho bộ máy nhà nước không được trong sạch, vững mạnh; làm cản trở công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng và đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w