VÀ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP
4.2.4.1. Công tác quy hoạch cán bộ
Việc quy hoạch cán bộ nói chung là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Mục tiêu của công tác quy hoạch cán bộ ở cơ quan hiện nay là nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan, từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo đến các đơn vị của các ban, đơn vị có phẩm chất và năng lực, đủ về số lượng đồng bộ và cơ cấu, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục theo ba độ tuổi và vững vàng giữa các thời kỳ của cách mạng, đáp ứng được yêu cầu.
Để việc quy hoạch cán bộ đạt được mục tiêu trên, cần phải điều tra, khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ từng ban, đơn vị. Trên cơ sở đó, phân tích số lượng cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có mang tính khoa học, khách quan và đúng quan điểm của Đảng nhằm dự báo chính xác nhu cầu cán bộ, công chức cho tương lai và xác định nguồn cán bộ ở các ban, đơn vị của cơ quan .
Đơn vị cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh “Quy hoạch cán bộ giai đoạn 2011 – 2020” theo Công văn số 18-HD/BTCTU ngày 21/01/2013 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hàng năm, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ của cơ quan, đơn vị theo nguyên tắc “mở và động”.
Quy hoạch cán bộ, bao gồm cả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và quy hoạch cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, là nhiệm vụ, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và tuyệt đối về công tác cán bộ, trong đó có công tác quy hoạch cán bộ.
Quy hoạch cán bộ phải tiến hành thật sự dân chủ, công khai, không khép kín trong phạm vi một cơ quan, đơn vị mà phải kết hợp giữa quy hoạch của cơ quan quản lý cấp trên và cấp dưới; đồng thời phải mở rộng ở phạm vi ngành, lĩnh vực và địa phương. Quy hoạch cán bộ không chỉ quy hoạch một người cho một chức danh; thường xuyên. nhận xét, đánh giá dân chủ, công khai cán bộ trong quy hoạch để kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp, mạnh dạn dưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không bảo đảm theo tiêu chuẩn, khắc phục tình trạng nể nang, ngại va chạm.
Cần làm rõ giữa quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và quy hoạch cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là chuẩn bị và tạo nguồn cán bộ làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị. Còn cán bộ, công chức chuyên môn có tài năng nhưng không muốn hoặc không có sở trường lãnh đạo, quản lý. thì cần quy hoạch, bồi dưỡng họ nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Đơn vị cần tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ tham mưu xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý giữ các chức danh từ phó trưởng phòng và chức vụ tương đương trở lên trong các cơ quan đảng, đoàn thể, chính quyền; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, đối tượng luân chuyển; chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai quy hoạch công chức chuyên môn theo vị trí công việc, ngạch bậc.