Chính sách đàotạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 52 - 54)

2.3.3.1.Tầm quan trọng của đàotạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tổ chức

2.4.1.1. Chính sách đàotạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Đảng và Nhà nước

viên chức của Đảng và Nhà nước

Ngày 23/6/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 770/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC hành chính nhà nước giai đoạn 2008-2010. Theo đó, sẽ tiến hành tổng điều tra, đánh giá đội ngũ CBCCVC nhà nước, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng CBCCVC, xây dựng hệ thống dữ liệu quản lý CBCCVC bằng hệ thống tin học; Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức phù hợp với thực tiễn, yêu cầu chuyên môn của từng loại công chức và chế độ tuyển dụng CBCCVC, thực hiện quy chế mới về đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với CBCCVC; Tăng cường giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp CBCCVC....

Sự thể chế hóa đường lối, chính sách cán bộ của Đảng trong tình hình mới, được đánh dấu từ Pháp lệnh cán bộ, công chức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26/02/1998 được sửa đổi hai lần năm 2000, 2003 là cơ sở pháp lý để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng hết lòng phục vụ nhân dân. Trên cơ sở đó Chính phủ đã tập trung chỉ đạo xây dựng hoàn thiện khung văn bản pháp quy để hướng dẫn thực hiện; gồm các nghị định, quyết định, chỉ thị về công tác quản lý, tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, nâng ngạch công chức; về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; về tiền lương, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức...

Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan cũng kịp thời ban hành các quyết định, thông tư hướng dẫn tổ chức, thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ngày càng trong sạch vững mạnh.

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 vừa được ban hành là cơ sở quan trọng để phân định rõ đối tượng và địa vị pháp lý cán bộ, công chức tạo điều kiện cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý cán bộ, công chức nói chung.

Như vậy, cho đến nay đã hình thành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đồng bộ phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức trong khu vực hành chính (bao gồm cả công chức cấp xã), khu vực sự nghiệp; đồng thời giúp cho các cơ quan nhà nước xây dựng nguồn nhân lực bổ sung (công chức dự bị) cho khu vực hành chính. Cơ chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức và dự bị đã được thực hiện trong phạm vi cả nước. Nhiều Bộ, ngành đã thực hiện phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức và triển khai chế độ công chức dự bị trong các cơ quan hành chính, chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, công chức

cấp xã đã được tổ chức sắp xếp, bố trí lại theo quy định mới. Kết quả cụ thể như sau: phân loại rõ đối tượng công chức hành chính với viên chức sự nghiệp; đưa cán bộ cơ sở cấp xã, phường vào thuộc diện đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh cán bộ, công chức; đã và đang tiến tới phân cấp mạnh hơn trong việc quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức. Bên cạnh việc phân loại đối tượng, phân cấp quản lý cán bộ, công chức là việc cụ thể hóa các quy định tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm đối với đội ngũ công chức và ban hành mới các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ gắn với từng ngành, từng loại công chức, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức.

Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác đào tạo và phát triển đội ngũ CBCCVC còn phải thể hiện ở việc phân bổ kinh phí thỏa đáng cho công tác đào tạo và phát triển; đầu tư cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; điều kiện sinh hoạt của học viên.

Trong phạm vi cơ quan, đơn vị, vai trò của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị thể hiện từ công tác quy hoạch cán bộ, xem xét nhu cầu, cử CBCCVC đi đào tạo và phát triển các khóa thích hợp đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho CBCCVC dành thời gian cần thiết cho quá trình học tập. Sự liên hệ chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và phát triển với lãnh đạo cơ quan, đơn vị cử người đi học cũng là yếu tố tác động tích cực đến tinh thần, thái độ học tập của học viên. Mối liên hệ đó còn có tác dụng giúp các cơ sở đào tạo và phát triển, các nhà quản lý đào tạo và phát triển và đội ngũ giảng viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh về chương trình, phương pháp cho phù hợp với đối tượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo và phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w