Xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương thức đàotạo đúng theo nhu cầu và tình hình thực tế của đơn vị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 99 - 101)

VÀ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP

4.2.2.2. Xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương thức đàotạo đúng theo nhu cầu và tình hình thực tế của đơn vị

nhu cầu và tình hình thực tế của đơn vị

Trong thời gian tới đơn vị cần lập kế hoạch ngay khi tiến hành quy hoạch đội ngũ CBCCVC. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo những yêu cầu là Phải căn cứ vào thực trạng đội ngũ (trình độ chuyên môn, độ tuổi, sức khoẻ…) và mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCCVC trong từng thời kỳ; Phải mang tính khoa học, dự báo được sự phát triển của đội ngũ trong tương lai và có những biện pháp cụ thể để thực hiện các yêu cầu đã lập ra; Phải có tính thống nhất, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải được thông qua cơ quan có thẩm quyền quản lý CBCCVC.

Để xác định được nhu cầu đào tạo đội ngũ CBCCVC của ngành một cách hợp lý, cần phân tích rõ nhu cầu của toàn đơn vị và nhu cầu của bản thân CBCCVC. Trên cơ sở mục tiêu đào tạo đã được xác định đối với CBCCVC, cần phải dự báo nhu cầu đào tạo nâng cao về trình độ chuyên môn đến năm 2012: đào tạo trình độ trên đại học; trình độ đại học, cao đẳng, phấn đấu không còn CBCCVC nào chưa qua đào tạo; 100% CBCCVC được bồi dưỡng kiến thức qu ả n l ý n h à n ư ớc và các chuyên môn, nghiệp vụ khác khác.

Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức quyết định các vấn đề liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng nguồn

nhân lực cho cơ quan, đơn vị, sẽ giúp cho đơn vị chủ động hơn trong xây dựng kế hoạch đào tạo cho đội ngũ CBCCVC của đơn vị mình. Đồng thời, khuyến khích các đơn vị tự bảo đảm cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và đào tạo, bồi dưỡng cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Phương thức đào tạo là những vấn đề cốt lõi của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của đội ngũ CBCCVC của đơn vị.

Bên cạnh việc đổi mới phương pháp, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần đổi mới theo hướng tăng cường, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.

Về thời gian đào tạo: nên chia thành hai giai đoạn chính, giai đoạn một, công chức tập trung học các nhóm kiến thức cơ bản theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn hai, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, những kỹ năng thực hành công vụ trên lĩnh vực mà công chức đang công tác.

Về loại hình: trước đây, đào tạo, bồi dưỡng công chức tập trung vào hai loại hình chính là: tập trung và tại chức. Hiện nay, để thực sự đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN, cần mở rộng các loại hình đào tạo nhiều hơn nữa, theo hướng kết hợp đào tạo trong trường với đào tạo, rèn luyện trong thực tế. Hướng vào các loại hình đào tạo sau: đào tạo tiền công vụ, đào tạo tập trung, tại chức, đào tạo CBCCVC ở ngạch cao …

Đa dạng hóa các hình thức đào tạo chính quy tập trung, không tập trung, tại chức... nhưng phải bảo đảm chất lượng đào tạo. Chú trọng hình thức đào tạo thường xuyên, liên tục nhằm kịp thời cập nhật, bổ sung kiến thức cho cán bộ, công chức. Thực hiện chế độ đào tạo định kỳ bắt buộc hàng năm đối với cán bộ, công chức hành chính. Cơ quan quản lý cán bộ, công chức hành chính phải có kế hoạch luân phiên cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu công việc.

Trong điều kiện biên chế các cơ quan hành chính rất chặt chẽ, số lượng công chức từng cơ quan chỉ vừa đủ, thậm chí nhiều nơi còn thiếu, để bố trí vào các

chức danh, vị trí công tác theo quy định, để duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục của cơ quan hành chính, nên cơ quan không thể cùng một lúc cử nhiều công chức tham gia học tập nâng cao trình độ. Vì vậy, đào tạo bồi dưỡng tại chỗ là một giải pháp giúp tháo gỡ được khó khăn đó. Công chức có thể giải quyết công việc đồng thời vẫn tham gia học tập; mặt hạn chế của hình thức này là công chức ít có thời gian tập trung nghiên cứu, kết quả của việc đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của bản thân từng công chức tham gia việc học tập theo hình thức này. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hình thức đào tạo này phát triển cần xây dựng những khung giáo trình thật phù hợp, đồng thời có cơ chế khuyến khích về tài chính, tạo điều kiện về thời gian để những công chức có nhu cầu được tham gia đào tạo bồi dưỡng tại chỗ đạt kết quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w