Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 94 - 98)

VÀ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP

4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại Sở Lao động – TB&XH tỉnh

4.2.1.2. Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Thực hiện việc đổi mới công tác tổ chức cán bộ công đoàn trên nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị, có phân công, phân cấp hợp lý, tôn trọng, phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức, người đứng đầu tổ chức trong công tác cán bộ.

Sở Lao động - TB&XH tỉnh Đồng Tháp cần tăng cường hoàn chỉnh thể chế trong công tác tổ chức, cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng: Xây dựng các quy định, quy chế cụ thể về công tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện toàn bộ các quy định, quy chế về lĩnh vực tổ chức, lĩnh vực cán bộ, lĩnh vực đào tạo và công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và phát triển đoàn viên; triển khai thực hiện đồng bộ từ Sở Lao động - TB&XH tỉnh Đồng Tháp đến các phòng, ban, đơn vị trực thuộc nhằm đổi mới có hiệu quả, cần thống nhất quan điểm sau:

Đánh giá, sử dụng cán bộ thực sự khách quan, khoa học và công tâm. Xử lý đúng mức mối quan hệ giữa Đức và Tài; quyền hạn và trách nhiệm; nghĩa vụ và quyền lợi; tiêu chuẩn và cơ cấu; năng lực thực tế và bằng cấp…lấy mức độ hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo để đánh giá năng lực cán bộ. Cải tiến công tác đánh giá cán bộ, công chức theo hướng thông qua chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

Tăng cường xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ngạch, các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới. Xây dựng hệ thống bảng mô tả công việc ở từng vị trí việc làm làm cơ sở để xác định hệ thống năng lực cần có để xác định nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Để tăng cường bố trí, sử dụng cán bộ công chức làm căn cứ khoa học, vững chắc cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cần thực hiện một số việc cơ bản sau:

Cần xác định biên chế cán bộ, công chức trong từng giai đoạn 2015 - 2020.

Từ đó, dự kiến số lượng cán bộ, công chức cần thay thế, bổ sung, luân chuyển, nghỉ hưu kết hợp với xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Đây là khâu đầu tiên bắt buộc phải làm tốt của qui trình quy hoạch, bố trí, sử dụng từ đó mới gắn chặt được hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phục vụ công tác quy hoạch cán bộ.

Hoàn chỉnh việc xây dựng tiêu chuẩn, chức danh về đội ngũ cán bộ, công ở cơ quan Sở Lao động - TB&XH tỉnh Đồng Tháp và ở các đơn phòng, ban, đơn vị trực thuộc

Hoàn chỉnh việc xây dựng tiêu chuẩn, chức danh về đội ngũ cán bộ, công ở cơ quan Sở Lao động - TB&XH tỉnh Đồng Tháp và ở các đơn phòng, ban, đơn vị trực thuộc.

Thực hiện nghiêm túc công tác thống kê, dự báo và kiểm định chất lượng cán bộ sau đào tạo, bổ nhiệm. Nghiêm túc thực hiện công tác dự báo chất lượng. Đây là một chương trình quan trọng giúp cho hoạt động xây dựng và phát triển cán bộ trong một tầm nhìn xa hơn (Quy trình, chủ thể dự báo, hình thức, phương pháp dự báo, sự công khai các số liệu…), nó là một tư liệu quan trọng cho các cơ quan quản lý nhân sự hoạch định chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong từng giai đoạn.

Thực hiện kiểm định chất lượng cán bộ, công chức ở các cơ quan, đơn vị.

Đây là một hoạt động thường xuyên và nên giao cho hệ thống các trường chính trị đảm nhiệm để đảm bảo khách quan. Hằng năm, tiến hành phát các phiếu điều tra đối với số học viên đã qua đào tạo, bồi dưỡng đã được bổ nhiệm và sử dụng để thu thập các thông tin về phương pháp giảng dạy, về nội dung đào tạo, bồi dưỡng của trường xem mức độ tương thích của nó với thực tiễn khi họ ứng dụng. Từ đó, các trường chính trị đề ra phương án kịp thời để cải tiến phương pháp và nội dung đào tạo sát thực hơn, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của chính quyền cơ sở.

Các quy định về đánh giá công chức thời gian qua đã có những cải tiến quan trọng trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008, chuyển từ cách thức tự kiểm điểm và bình bầu sang đánh giá trên các nội dung: chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm trong công tác; chú trọng đến kết quả thực hiện được giao; phương pháp đánh giá kết hợp giữa hình thức tự đánh giá của công chức, các góp ý của tập thể đơn vị công tác, và ý kiến của thủ trưởng đơn vị để xếp loại công chức hàng năm theo 4 mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ.

Đổi mới việc đánh giá công chức: cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành Quy chế đánh giá công chức theo hướng kế thừa và đổi mới từ nội dung, phương pháp đánh giá cán bộ, công chức hiện nay; xây dựng thiết chế để nhân dân tham gia giám sát đội ngũ công chức một cách thiết thực. Đề cao tự đánh giá của công chức và nhận xét của thủ trưởng cơ quan; đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt nên có gợi ý của đảng ủy cấp trên và thủ trưởng trên một cấp. Đổi mới tiêu chí đánh giá công chức theo hướng căn cứ vào tiêu chuẩn, trong đó đặc biệt chú ý đến hiệu quả công tác. Cụ thể là, so với tiêu chuẩn ngạch công chức đang giữ (chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp) thì lĩnh vực được giao quản lý trong thời gian giữ ngạch được đánh giá là có phát triển không và có để xảy ra những việc làm gây hậu quả xấu cho cơ quan, ban, ngành không... Ban hành quy trình đánh giá công chức thống nhất trong toàn hệ thống các cơ quan nhà nước, đảm bảo dân chủ trong đánh giá và thông báo công khai đối với công chức được đánh giá.

Thực hiện rà soát việc bố trí, sắp xếp, sử dụng công chức: cần tổ chức một đợt rà soát việc bố trí, sắp xếp, sử dụng công chức nhằm bảo đảm sự công tâm, khách quan, phù hợp với năng lực, sở trường của công chức và vì mục đích chung của cơ quan. Chủ động bố trí, sắp xếp công chức có năng lực, triển vọng đảm nhiệm các công việc để có điều kiện học tập, thử thách, rèn luyện, phấn đấu và tự khẳng định, nhất là đối với diện quy hoạch công chức lãnh đạo và công chức thừa hành; đảm bảo kết hợp các thế hệ, độ tuổi. Kiên quyết thay thế những công chức lãnh đạo ở các cơ quan nhà nước trì trệ, yếu kém, thường xuyên để xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

Tiếp tục cụ thể hoá Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 12/7/2013 của ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Đề án thí điểm thi tuyển vị trí lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp để áp dụng thực hiện cho đơn vị mình.

Ngoài ra đánh giá trình độ năng lực cán bộ hiện có ta có thể sử dụng bảng tự thuật để người lao động tự đánh giá về kết quả thực hiện của mình, kết hợp cùng với ý kiến nhận xét của lãnh đạo trực tiếp để đưa ra kết luận đánh giá đối với người lao động đó. Bảng tự thuật có thể theo mẫu sau:

Phiếu đánh giá 4.1: Phiếu khảo sát đánh giá năng lực CBCCVC

Họ và tên:...

Chức danh...

Đơn vị:...

1. Những mặt làm tốt:...

2. Những mặt chưa tốt:...

3. Nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả công việc:...

4. Nguyện vọng nhu cầu để thực hiện công việc tốt hơn:...

...

4.2.2. Hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w