Căn cứ để đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 88 - 92)

VÀ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP

4.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp

4.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Đồng Tháp

Với mục tiêu và tầm nhìn đến năm 2020, tỉnh Đồng Tháp đề ra mục tiêu tổng quát là phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp; Cụ thể: tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55,5% năm 2015 và 69% năm 2020, trong đó, qua đào tạo nghề là 40% và 50%; tỷ lệ sinh viên trên 1 vạn dân đạt 250 sinh viên năm 2015 và 300 sinh viên năm 2020. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó, chú trọng đàotạo lực lượng cán bộ, công chức trẻ làm nòng cốt trong công tác quản lý, nghiên cứu khoa học ở những ngành chủ lực, lĩnh vực có lợi thế, tiềm năng. Tiếp tục đào tạo sau đại học ở nước ngoài một số chuyên ngành cần thiết với số lượng hợp lý. Liên kết với các tổ chức, đơn vị chức năng trong và ngoài nước tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ ngắn hạn tại địa phương.

Chú trọng đào tạo lực lượng cán bộ, công chức trẻ làm nòng cốt trong công tác quản lý, nghiên cứu ở những ngành chủ lực, lĩnh vực có lợi thế, tiềm năng; tiếp tục đào tạo sau đại học ở nước ngoài một số chuyên ngành cần thiết, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ ngắn hạn tại địa phương. Trong đề bạt, bổ nhiệm lần đầu đối với cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện, ưu tiên xem xét bố trí cán bộ dưới 40 tuổi, có năng lực, uy tín, có trình độ

sau đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác; đối với cán bộ chủ chốt cấp xã, ưu tiên xem xét bố trí cán bộ dưới 30 tuổi đáp ứng đủ tiêu chuẩn đề ra.

Huy động sức mạnh tổng hợp các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực.

Tỉnh Đồng Tháp sẽ tăng cường ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển nhân lực, đi đôi với tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển mạng lưới giáo dục – đào tạo, dạy nghề thông qua việc thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế, tín dụng, lãi suất, đất đai, ghi công, khen thưởng...

Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, ngạch công chức bao gồm đào tạo cán bộ quy hoạch; đào tạo nâng cao và bồi dưỡng các kỹ năng, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu chuyên ngành hợp lý, để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực, thực thi công vụ hiệu quả, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Tỉnh.

Nhu cầu đào tạo như sau:

- Giai đoạn 2011-2015: đào tạo 10.200 cán bộ, công chức viên chức theo chuyên ngành, có 16 tiến sĩ, 400 thạc sĩ, 3.820 đại học, 1.215 cao cấp, cao đẳng, 4.750 trung cấp. Đảm bảo 90% cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã đạt tiêu chuẩn quy định; 65% cán bộ công chức trẻ, nữ cấp tỉnh và huyện đương chức hoặc được quy hoạch giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương trở lên cơ bản đạt tiêu chuẩn chức vụ quy hoạch; 65% cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ đại học chuyên môn và cao cấp chính trị; cán bộ, công chức trẻ, nữ cấp xã cơ bản đạt trình độ trung cấp chuyên môn và trung cấp chính trị.

- Giai đoạn 2016-2020: đào tạo 10.900 cán bộ, công chức viên chức theo chuyên ngành, có 50 tiến sĩ, 550 thạc sĩ, 4.775 đại học, 1.500 cao cấp, cao đẳng, 4.025 trung cấp. Đảm bảo 100% cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã đạt tiêu chuẩn quy định; 75% cán bộ công chức trẻ, nữ cấp tỉnh và huyện đương chức hoặc được quy hoạch giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương trở lên cơ bản đạt tiêu chuẩn chức vụ quy hoạch; 75% cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ đại học chuyên môn và cao cấp chính trị.

Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên. Để phát triển nguồn nhân lực về mọi mặt, Đồng Tháp sẽ xây dựng các chương trình, đề án, dự án ưu tiên đầu tư phát triển nhằm đảm bảo thực hiện đạt yêu cầu các mục tiêu quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2020 của tỉnh đề ra, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới. Dự báo, tổng nhu cầu lao động cần đào tạo mới của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2020 là 309.000 người. Trong đó, giai đoạn 2011 – 2015 là 164.250 người; giai đoạn 2016 – 2020 là 144.750 người, sẽ đào tạo cán bộ, công chức viên chức theo chuyên ngành khoảng 21.100 người

Đối với tình hình thực tế của đơn vị, với nhận định, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của đơn vị không thiếu về số lượng, nhưng yếu về chất lượng, đội ngũ cán bộ chuyên sâu trong các lĩnh vực chưa nhiều, chưa có chuyên gia đầu đàn để tham mưu cho tỉnh về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội...

4.1.2. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Đồng Tháp và Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp

Trong thời gian tới , tiếp tục thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa VIII, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa IX xây dựng Nghị quyết về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2015 như sau: có kế hoạch đào tạo nâng cao đối với lực lượng cán bộ, công chức trẻ làm nòng cốt trong quản lý, nghiên cứu khoa học ở những ngành chủ lực, lĩnh vực có lợi thế, tiềm năng. Tiếp tục đào tạo sau đại học ở nước ngoài một số chuyên ngành cần thiết với số lượng hợp lý. Chú trọng liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức khoa học trong và ngoài nước tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ ngắn hạn tại địa phương.

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 04-NQ/TU của BCH Đảng bộ Tỉnh về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ đến năm 2015, sẽ nhằm làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy hiệu quả công tác, sự tín nhiệm trong nội bộ và nhân dân làm thước đo chủ yếu. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ theo hướng vừa bảo đảm tính kế thừa vừa trẻ hoá, tăng tỷ lệ nữ. Xây dựng lộ trình luân chuyển cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, cán bộ nữ được rèn luyện, thử thách

qua thực tiễn. Tiếp tục mở rộng việc bố trí bí thư cấp uỷ, chủ tịch uỷ ban nhân dân, chánh án toà án nhân dân, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, chánh thanh tra cấp huyện và cán bộ lãnh đạo cấp trưởng các ngành công an, tài chính, thuế… không phải là người địa phương.

Định hướng phát triển trong thời gian tới, Tỉnh đã ban hành các chủ trương, chính sách nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo đủ năng lực lãnh đạo.

Ngay sau khi có văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình đột phá về công tác đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, đơn vị cụ thể hoá các quan điểm, chính sách trong công tác đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, tập trung chỉ đạo thực hiện sát với tình hình thực tiễn của đơn vị mình, nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu công tác cán bộ, công chức hàng năm, đồng thời góp phần thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cho nhiệm kỳ tới.

Định hướng tới năm 2020, Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp sẽ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCCVC với nhiệm vụ đột phát ở trình độ đại học mỗi năm tăng 2%, trên đại học mỗi năm tăng 1% trên tổng số cán bộ CBCCVC của đơn vị.

Bảng 4.1: Bảng kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đội ngũ CBCCVC định hướng đến năm 2020

Nguồn: Kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC của Văn phòng Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đồng Tháp.

4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tác đào tạo và phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở Lao động – TBXH tỉnh Đồng Tháp (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w