C. Xây dựng Dự án Nghiên cứu cho Báo cáo Bối cảnh
Nền kinh tế dựa trên tri thức và các vấn đề xã hội: Tr−ờng hợp Hàn Quốc
eul yong park Đại học Han Dong I. Giới thiệu
Đất đai, lao động và vốn cách đây không lâu đã từng là các yếu tố sản xuất chính. Những yếu tố này đã là chìa khoá để tạo ra của cải và đã đ−ợc theo đuổi một cách mạnh mẽ và hăm hở. Nh−ng trong những năm gần đây, tri thức và thông tin đã nổi lên nh− những yếu tố quan trọng nhất đối với sản xuất và việc sản sinh của cải. Ch−a bao giờ tri thức lại có khả năng sinh lợi tiềm tàng và đáng giá đến thế đối với ng−ời dân, xã hội, giới kinh doanh cũng nh− chính phủ. Công nghệ đ−ợc phát triển nhanh chóng, đ−ợc sử dụng và lan truyền có hiệu quả sẽ tạo ra nhiều lợi ích mà ở thiên niên kỷ tr−ớc, loài ng−ời không thể t−ởng t−ợng đến, chứ ch−a nói tới khả năng h−ởng thụ. Thành quả từ tiến bộ bao gồm khả năng liên lạc đ−ờng dài với chi phí giảm rất nhiều, do vậy cho phép học từ xa, khiến ng−ời dân có cơ hội h−ởng sự xa xỉ của việc nhận kiến thức ở mọi nơi, mọi lúc tùy theo sự lựa chọn của họ và với chi phí có thể chấp nhận đ−ợc. Việc dễ dàng tiếp cận tri thức và thông tin cho phép toàn xã hội h−ởng một mức sống mới cao hơn, đ−ợc đặc tr−ng bởi hoà bình và hoà hợp toàn cầu.
Tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông khiến cho việc liên lạc đại chúng dựa trên cơ sở từng cá nhân trở nên đủ đơn giản để có thể thực hành dân chủ thực sự tại mọi cấp. Trong thế giới ảo, nhiều cộng đồng mới đã hình thành do dễ dàng trao đổi quan điểm và ý kiến giữa các thành viên của các cộng động. Một lĩnh vực tiến bộ công nghệ nữa là khoa học công nghệ sinh học. Sự tăng tr−ởng nhanh của công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin mang tới cho chúng ta một cuộc cách mạng về bản đồ gen, điều đ−ợc các nhà khoa học cho rằng có thể dẫn tới việc chữa trị đ−ợc những
1 Tài liệu của tác giả Eul Yong Park , Đại học Han Dong, tham dự Hội thảo "Trends and
căn bệnh rất khó điều trị nh− HIV, ung th− và nhiều bệnh khác. Nhờ đó loài ngoài sẽ có thể sống lâu hơn mà không phải chịu ốm đau. Mỗi n−ớc, trong đó có cả Hàn Quốc, đang thức tỉnh nhận ra những thực tế của mẫu hình kinh tế mới dựa trên tri thức và thông tin, và mọi n−ớc đều đang dốc sức xây dựng nền kinh tế dựa trên tri thức, một nền kinh tế có thể cạnh tranh hữu hiệu trong thế kỷ 21.
Cho tới những năm 1990, nền kinh tế Hàn Quốc d−ờng nh− đang hoạt động tốt. Quả thực, cho tới đầu những năm 1990, các nhà kinh tế học đã coi Hàn Quốc nh− một ví dụ quan trọng của sự thần kỳ châu á. Nh−ng cuộc khủng hoảng kinh tế 1997-1998 đã đánh thức Hàn Quốc tr−ớc thực tế các nền móng của đất n−ớc là không đầy đủ và cần phải có một cuộc cải cách ghê gớm. Để tiến hành cuộc cải cách và tái cơ cấu này, chính phủ Hàn Quốc đã và đang thực hiện một loạt các kế hoạch cải cách liên tục. Nh−ng quan trọng hơn, Chính phủ có ý định tập trung xây dựng một nền kinh tế dựa trên tri thức nh− là một chiến l−ợc trung hạn và dài hạn để phát triển nền kinh tế và xã hội Hàn Quốc. Đây là con đ−ờng duy nhất để Hàn Quốc có khả năng không chỉ tồn tại, mà còn phát triển thịnh v−ợng trong thời đại toàn cầu hoá nhanh chóng và phát triển nh− vũ bão của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông.
D−ờng nh− tâm lý và truyền thống của ng−ời Hàn Quốc đặc biệt thích hợp cho việc xây dựng một nền kinh tế dựa trên tri thức. Là một n−ớc có ít tài nguyên thiên nhiên, Hàn Quốc buộc phải dựa vào nguồn tài sản quan trọng nhất của đất n−ớc mình, đó là dân chúng Hàn Quốc có học vấn cao. Ng−ời Hàn Quốc có một tình yêu và sự tôn trọng to lớn dành cho học hành bởi vì họ coi đó là chìa khoá để cải thiện địa vị xã hội và sự giàu có. Đặc điểm dân tộc này sẽ tự nhiên cho phép và khuyến khích sự hình thành nền kinh tế dựa trên tri thức; và do vậy, bây giờ là lúc lý t−ởng để Hàn Quốc trở thành một đất n−ớc có triển vọng thành công trong phát triển tri thức và công nghệ. Nh−ng điều này chỉ khả thi nếu Hàn Quốc có thể xây dựng đ−ợc một sự đồng thuận và thúc đẩy những chính sách thích hợp trợ giúp cho việc xây dựng một nền kinh tế dựa trên tri thức và thông tin, do vậy biến việc tạo
dựng, chia sẻ và sử dụng tri thức trở thành những đặc điểm chính của xã hội Hàn Quốc.
Lòng khát khao học hành không thể là nhân tố đóng góp duy nhất cho nền kinh tế dựa trên tri thức. Đó mới chỉ là sự khởi đầu. Xã hội, hệ thống giáo dục, và chính phủ phải khuyến khích tính sáng tạo và dốc sức thúc đẩy mối quan hệ tin t−ởng và tốt đẹp giữa các thành viên trong xã hội. Chỉ có dựa trên những nền tảng nh− vậy thì đất n−ớc Hàn Quốc mới thành công, bởi vì tri thức phải đ−ợc xây dựng dựa trên sự hợp tác, đ−ợc chia sẻ nhờ vào sự phối hợp, và đ−ợc sử dụng vì cộng đồng.
Tài liệu này báo cáo hiện trạng những biện pháp đang đ−ợc thúc đẩy để xây dựng một nền kinh tế tri thức và những biện pháp cần đ−ợc thực hiện trong t−ơng lai. Tài liệu sẽ phát triển theo những mạch chính sau đây. Năm 1998, Hàn Quốc chính thức khởi x−ớng công việc xây dựng một nền kinh tế dựa trên tri thức. Là kết quả của công việc đang triển khai này, hệ thống giáo dục đang đ−ợc cải cách mạnh mẽ, và kết cấu hạ tầng của quốc gia đang đ−ợc cải thiện trên quy mô lớn. Thêm vào đó, tài liệu sẽ trình bày những hệ quả xã hội của một xã hội thông tin, nh− những sự chia rẽ số hoá và nối mạng có thể có. Tóm lại, tài liệu trình bày các nỗ lực của Hàn Quốc để xây dựng một nền kinh tế số hoá dựa trên tri thức và những hệ quả có thể có của một xã hội nh−
vậy.