trên tri thức
Vào đầu năm 1942, Schumpeter (1942) đã nhận thấy sự tăng năng suất trong nền kinh tế Mỹ chủ yếu là nhờ đóng góp của các đổi mới đ−ợc tạo ra bởi những phòng thí nghiệm R&D của các hãng lớn của Hoa Kỳ, trong một môi tr−ờng có nhiều rào cản gia nhập thị tr−ờng. Shumpeter đã cho rằng chỉ những hãng lớn đang h−ởng lợi nhuận ổn định trong một cấu trúc thị tr−ờng độc quyền nhóm nh− vậy mới có đủ nguồn tài chính để xây dựng "cơ sở tri thức" cần thiết để áp dụng các nguyên tắc khoa học vào những đổi mới ngày càng phức tạp hơn. Lập luận này ngụ ý rằng "một cấu trúc thị tr−ờng với các hãng lớn có một mức độ quyền lực thị tr−ờng đáng kể là cái giá mà xã hội phải trả để có sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng" (Nelson và Winter 1982). Tuy nhiên, hai khối chính là nền tảng cho lập luận của Schumpeter đã bị nền kinh tế mới phá vỡ. Thứ nhất, những nhà đổi mới không bắt buộc phải dùng các nguồn tài chính của mình để tài trợ cho đổi mới do những tiến triển tài chính mới, nh− các quỹ vốn mạo hiểm, có thể cung cấp các cơ chế hỗ trợ đổi mới. Thứ hai, quyền lực thị tr−ờng không nhất thiết t−ơng tác với quy mô doanh nghiệp, đặc biệt nếu đ−ợc đo l−ờng bằng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Thay vào đó, chính tri thức mới tạo ra nền móng cho sức mạnh thị tr−ờng.
Thất bại của các nhận xét về đổi mới của Shumpeter tự nó cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ trong việc đổi mới sản phẩm . Một công ty khởi nghiệp với những ý t−ởng đổi mới có thể thu hút đủ các nguồn lực tài chính cũng nh− con ng−ời để trở thành một công ty lớn trong một khoảng thời gian rất ngắn. Trên thực tế, quyền lực độc quyền do đổi mới tạo ra cũng th−ờng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn bởi vì quyền lực đó nhanh chóng bị vô hiệu bởi những đổi mới tiếp theo. Do vậy, mọi hãng độc quyền đều không có cách hữu hiệu nào để dựng lên những rào cản gia nhập nếu không có sự trợ giúp của chính phủ. Chỉ có thể duy trì quyền lực thị tr−ờng bằng những đổi mới liên tục, nh− đ−ợc minh hoạ trong tr−ờng hợp các bộ xử lý trung tâm (CPU) của máy tính cá nhân.
Mặc khác, d−ờng nh− giai đoạn chế tạo của sản xuất ngày càng có tính tập trung cao hơn. Chúng tôi cho rằng sở dĩ có hiện t−ợng này là vì những hãng chế tạo lớn đ−ợc h−ởng lợi ích do quy mô, lợi ích do phạm vi, và lợi ích do tốc độ trong việc áp dụng tri thức. Những lợi ích nh− vậy không tồn tại trong giai đoạn đổi mới. Tri thức cần thiết cho chế tạo sản phẩm bao gồm các tri thức về gia công sản phẩm, các công nghệ chế biến, chế tạo công cụ, kiểm soát chất l−ợng, tổ chức sản xuất và các tri thức khác. Loại tri thức này có thể đ−ợc áp dụng đối với một sản phẩm có các kiểu dáng khác nhau, và cho các địa điểm sản xuất khác nhau. Do vậy, chúng tôi nhận thấy một nhà thầu chế tạo có thể làm việc với nhiều nhà thiết kế khác nhau và sản xuất những sản phẩm t−ơng tự nhau từ nhiều địa điểm trên toàn thế giới.
Đối với một nhà chế tạo, lợi thế của quy mô lớn gia tăng cùng với nội dung tri thức của chế tạo. Có thể coi tri thức nh− một đầu vào cố định chìm. Tốn kém càng nhiều cho tri thức thì càng có thể thu đ−ợc nhiều lợi thế từ một quy mô sản xuất lớn hơn. Do vậy, thông th−ờng hoạt động chế tạo những sản phẩm mới có mức độ tập trung cao hơn so với hoạt động chế tạo các sản phẩm cũ. Do vậy, các hãng nhỏ không có sẵn các tri thức cần thiết để tham gia vào hoạt động sản xuất các sản phẩm đổi mới chỉ có thể tham gia vào các thị tr−ờng sản phẩm cũ. Nh−ng cả ở thị tr−ờng đó, triển vọng của các hãng nhỏ vẫn ảm đảm trong một nền kinh tế dựa trên tri thức, bởi vì các hãng lớn vẫn h−ởng những lợi ích do phạm vi, khi áp dụng các tri thức cao cấp của họ.
Vì vậy, các hãng nhỏ chỉ có thể thâm nhập những thị tr−ờng ngách không có sự thống trị của lợi ích do quy mô và lợi ích do phạm vi của các hãng lớn. Các hãng lớn cũng h−ởng lợi từ toàn cầu hoá sản xuất nhờ vào việc quản lý chung sự áp dụng tri thức ở các địa điểm khác nhau, và nhờ vào việc có thể chuyển sản phẩm tới khách hàng nhanh hơn các hãng nhỏ, những hãng không thể sản xuất đa quốc gia. Trong cạnh tranh toàn cầu, tốc độ ngày càng trở nên quan trọng hơn so với chi phí.