Tác động to lớn nhất của nền kinh tế dựa trên tri thức là nó dẫn tới việc tái tổ chức hệ thống sản xuất toàn cầu. Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, mỗi hãng đ−ợc coi đồng thời nh− một ng−ời sản xuất, ng−ời l−u giữ cũng nh− ng−ời sử dụng tri thức, mỗi hãng đều tìm cách có hiệu quả nhất để sản xuất hoặc nắm bắt tri thức, cũng nh− để sử dụng những tri thức đã thu đ−ợc đó. Khối tri thức của một hãng là nền móng tạo nên lợi thế cạnh tranh của hãng, và các hãng trở nên không thuần nhất do mỗi hãng đều sở hữu những tri thức riêng biệt. Mỗi hãng tham gia vào những hoạt động sản xuất mà hãng đó có lợi thế so sánh nhờ vào khối tri thức nó sở hữu, và mỗi giao dịch mua bán sản phẩm đều hàm ý một sự trao đổi tri thức. So với sự phân phối hiếm hoi và không đều của tri thức, mọi hãng đều có thể tiếp cận với các điều kiện bình đẳng tới những đầu vào phi tri thức của sản xuất, bao gồm cả lao động và vốn. Thậm chí không còn những sự khác biệt giữa các quốc gia về đầu vào phi tri thức khi thị tr−ờng tài chính đ−ợc toàn cầu hoá, và cho dù tiền l−ơng giữa các n−ớc vẫn khác nhau nh−ng các hãng có thể tiếp cận tới nguồn lao động giá rẻ thông qua đầu t− trực tiếp ra n−ớc ngoài. Do vậy, lợi thế cạnh tranh của mỗi hãng phải đ−ợc xây dựng dựa trên những tri thức mà hãng đó sở hữu thay vì dựa trên các đầu vào sơ cấp.
Trong một nền kinh tế dựa trên tri thức, sự tách biệt giữa đổi mới và sản xuất trở thành một quy tắc, bởi vì chỉ có sự t−ơng tác mỏng manh giữa đổi mới và sản xuất. Cho dù tri thức đ−ợc sử dụng để sáng tạo ra một sản phẩm cũng có thể hữu ích cho quá trình chế tạo sản phẩm đó, và ng−ợc lại, nh−ng nhà đổi mới không có lợi lộc gì khi đầu t− vào năng lực sản xuất trừ khi họ không thể hiện thực hoá những giá trị của đổi mới này nhờ vào việc tạo nguồn từ bên ngoài. Quả thực, các nhà thầu chế tạo có thể đảm nhiệm chức
năng sản xuất với chi phí thấp hơn so với khi chính nhà đổi mới đảm nhiệm chức năng này, bởi vì các nhà thầu h−ởng lợi ích do quy mô thông qua việc chia sẻ các năng lực chế tạo của họ với nhiều ng−ời đặt hàng.
Nhằm sản xuất một sản phẩm hoàn hảo, nhà đổi mới thông th−ờng cần phải chia sẻ tri thức với các nhà chế tạo, và ng−ợc lại, một số tri thức của nhà chế tạo có thể trợ giúp cho việc đổi mới sản phẩm. Tuy nhiên, sự chia sẻ tri thức này đ−ợc dàn xếp tốt nhất trong một quan hệ hợp tác, do tri thức là vô hình và sự chia sẻ tri thức dẫn tới một tổ chức học tập. Do vậy, các liên minh trở thành một dạng tổ chức kinh doanh quan trọng trong nền kinh tế dựa trên tri thức, và là một nguồn gốc quan trọng cho học hỏi và đổi mới (Powell, Kogurt và Smith-Doerr, 1996). Tri thức đ−ợc chia sẻ với ng−ời khác có thể có hiệu quả cao hơn so với tri thức đó đ−ợc tích luỹ nội bộ, do tính chất "không cạnh tranh" của tri thức, cho phép mỗi ng−ời nhận tri thức chỉ phải trả một chi phí biên nhỏ để đền bù cho ng−ời sở hữu tri thức. Giành đ−ợc tri thức bằng cách trao đổi hoặc liên minh có thể có hiệu quả cao hơn so với việc giành đ−ợc chính cái hãng sở hữu tri thức đó, bởi vì khi giành đ−ợc một hãng, ng−ời ta chỉ thu đ−ợc các tài sản không then chốt của nó mà thôi. Tóm lại, một nền kinh tế dựa trên tri thức đ−ợc đặc tr−ng bởi chủ nghĩa t− bản liên minh.
Đổi mới sản phẩm đòi hỏi một sự phân loại tri thức thích đáng cho những b−ớc sản xuất khác nhau. Tri thức áp dụng cho chế tạo, marketing và các dịch vụ khách hàng có tính bổ sung cho tri thức đ−ợc sử dụng trong đổi mới sản phẩm. Tuy nhiên, sự hội nhập dọc trong dây chuyền giá trị chỉ hợp lý nếu việc quốc tế hoá những hoạt động đó là cách tốt nhất để thu đ−ợc tri thức có liên quan, nh−ng thông th−ờng không phải là nh− vậy. Bởi vì đổi mới sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng, nên những tri thức thu đ−ợc thông qua sự t−ơng tác với khách hàng, nh− hoạt động marketing, chính là tri thức đáng giá nhất đối với đổi mới sản phẩm. Do vậy, sự kết hợp giữa đổi mới sản phẩm và marketing có thể là sự pha trộn dịch vụ tốt nhất mà một hãng có thể đ−a ra cho khách hàng. Các doanh nghiệp nh− Nike, Reebok và Calvin Klein là những ví dụ điển hình về sự kết hợp giữa nhà đổi mới và nhà
thị tr−ờng trong các ngành công nghiệp truyền thống dệt may và giày dép. Ngay cả trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, chúng ta cũng nhận thấy xu h−ớng đ−a đổi mới và marketing trở thành những chức năng cốt lõi của một hãng. Những nhà chế tạo thiết bị tích hợp (IDMs) trong ngành công nghiệp thông tin, nh− Apple, Compaq, Dell và Motorola, đều đã tự rời bỏ hoạt động chế tạo và giao những hoạt động này cho các nhà thầu chế tạo. Ngay cả trong ngành công nghiệp bán dẫn, các nhà thiết kế màng bán dẫn là lực dẫn dắt cho đổi mới sản phẩm, hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ đúc mạch tích hợp.
Trong khi đó, chúng ta ngày càng nhận thấy, thêm vào việc sản xuất và vận chuyển sản phẩm, các nhà thầu sản xuất còn bị yêu cầu thực hiện những chức năng dịch vụ khách hàng. Hệ thống gọi là "hậu cần toàn cầu" đã chiếm
−u thế trong nền kinh tế dựa trên tri thức chủ yếu bởi vì tri thức tổ chức sản xuất cũng hữu ích đối với việc sắp xếp vận chuyển và l−u kho, và tri thức để sản xuất sản phẩm cũng hữu ích đối với việc sửa chữa sản phẩm. Do vậy, có thể nhận thấy sự phân công lao động mới trong nền kinh tế dựa trên tri thức, nền kinh tế mà các hãng, với những tri thức không đồng nhất của mình, thực hiện những hoạt động sản xuất khác nhau t−ơng ứng với nội dung tri thức của sản xuất đó.
Chúng ta có thể coi sự hồi sinh của các hoạt động chế tạo ở Hoa Kỳ d−ới dạng sản xuất ủy thác nh− một sự biểu thị thực tế của luận điểm này (Sturgeon 2000). Các nhà thầu chế tạo Hoa Kỳ duy trì những cơ sở sản xuất trên toàn cầu, phân chia lực l−ợng lao động của mình tuỳ theo các lợi thế của từng địa điểm. T−ơng tự, R&D cũng đ−ợc toàn cầu hoá (OECD, 1997). Đầu t− n−ớc ngoài trở thành nguồn đổi mới ngày càng quan trọng (Zender, 1999), và sự phân công lao động mới này đang thúc đẩy vai trò của các nhà thầu chế tạo. Trong ngành điện tử, chẳng hạn, doanh thu của 20 nhà thầu chế tạo lớn nhất thế giới tăng trung bình 30,7% một năm trong giai đoạn 1988-92, và tăng tr−ởng còn nhanh hơn thế trong giai đoạn 1992-95, đạt tốc độ trung bình hàng năm là 46,4% (Sturgeon 2000).