Không gian ảo

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức Vấn đề và giải pháp : kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển (Trang 155 - 157)

V. Tr−ờng hợp máy tính cá nhân (PC)

Không gian ảo

Tuy nhiên, với sự hiện diện của "thế giới trên Internet', hay của kỷ nguyên "sau số hoá", nhiều ng−ời đã đặt ra một câu hỏi thích hợp là, liệu khoảng không gian mà chúng ta đang sống có thể rơi vào tình trạng không giới hạn hay không và liệu những mối quan hệ xã hội có thể trao đổi có phụ thuộc vào một vị trí cụ thể hay không. Nếu chúng ta loại trừ những kinh nghiệm thần bí về sự tồn tại "ngoài thể xác" và những ý t−ởng tôn giáo về một thiên đ−ờng, thì chúng ta sẽ phải đối mặt với một khả năng mới và lý thú, một thực tế có thật.

Máy tính điện tử có thể tạo ra một không gian thông tin thực sự. Cái "không gian ảo" này không liên quan gì tới không gian vật chất và chỉ bị hạn chế bởi sức mạnh của những máy tính mà ng−ời ta sử dụng. Phiên bản đơn giản và giới hạn nhất của không gian này đ−ợc thể hiện trên màn hình của các trò chơi điện tử... chẳng hạn nh− những trò chơi tái tạo các chuyến bay đ−ợc đặc biệt thiết kế để bắt ch−ớc không gian thực tế. Ngày nay, việc đạt đ−ợc những cảm giác trực tiếp khi thâm nhập vào không gian ảo ngày càng trở nên dễ dàng hơn nhờ các thiết bị mặt nạ gắn màn hình với mắt, micro với tai và "găng tay" kiểm soát với tay và chân. Việc sử dụng những thiết bị nh− vậy làm

cho việc tồn tại trong không gian ảo trở thành có thể, tức là có thể tái tạo lại các loại không gian và hình thể khác nhau tuỳ theo thiết kế và lựa chọn. Hơn nữa, do nhiều ng−ời có thể liên kết với nhau qua mạng, nên có thể chia sẻ những kinh nghiệm và nh− vậy có thể thiết lập một đời sống xã hội trong không gian ảo. Trong hoàn cảnh đó, có thể nói rằng không gian thực đã mất đi bất cứ khả năng nào để ràng buộc các thoả thuận xã hội.

Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng, thậm chí không chỉ trong các tiểu thuyết viễn t−ởng của William Gibson, những kẻ " rác r−ởi ảo" sống cuộc sống của chúng trên mạng máy tính (xem Gibsson, Nueromancer 1984, Count Zero 1986, Idoru 1996). Có lẽ không phải là khi thực tế ảo đã đ−ợc tạo ra, hay "thế giới trên mạng Internet" đã hoạt động, thì văn hoá sẽ đem lại những điều sâu sắc hơn là một phiên bản mờ nhạt của thực tại. Trong bất kỳ tr−ờng hợp nào, họ nói, thức ăn không phải luôn bổ d−ỡng và tình dục không phải lúc nào cũng thoả mãn. Tuy nhiên, có thể hình thành một vài dạng quan hệ văn hoá - xã hội nhất định hoàn toàn đ−ợc giải phóng khỏi những hạn chế về không gian. Không chỉ những lĩnh vực giải trí là có khả năng đó, mà cả các quan hệ t−ơng tác của chính phủ và trong kinh doanh cũng vậy.

Một vấn đề cần phải đặt ra là: liệu "nền văn hoá mới" của "thế giới trên Internet" có đe doạ nền văn hoá của "thế giới" hữu hạn không? Nếu nó đe doạ, thì câu hỏi: chúng ta làm thế nào để bảo tồn đ−ợc nền văn hoá của thế giới hữu hạn trở nên phù hợp. Nếu nó không đe doạ, thì tức là sự e ngại của chúng ta là không có căn cứ. Thay vào đó, chúng ta phải xem "nền văn hoá mới" nh− sự bổ sung tích cực, phong phú những nền văn hoá đa dạng đã tồn tại của thế giới này (Robertson 1992, Moreva 1998).

Nỗi lo ngại gần đây về mối hiểm hoạ mà "nền văn hoá mới" của "thế giới trên mạng Internet" mang lại chính là bản sao về nỗi lo sợ mà chúng ta đã có trong quá khứ gần đây về số phận của các "nhà n−ớc - quốc gia", khi khái niệm về "một thế giới không biên giới" lần đầu tiên đ−ợc Kenichi Ohmae đ−a ra nhằm nắm bắt tác động mạnh mẽ của toàn cầu hoá với "thế giới" này. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, vai trò của "thế giới trên mạng Internet" mang tính quyết định.

Quả thực, có một mối liên hệ giữa hai nỗi lo sợ đó. Theo cách nhìn của tôi, cả hai đều là những nỗi sợ "phát sinh từ quyền lực" (Shamsul 1996a). Chúng xuất hiện từ phía những ng−ời là thành phần của cấu trúc quyền lực thống trị, dù họ thuộc đẳng cấp "nhà n−ớc - quốc gia" hay đẳng cấp "cơ sở". Nỗi sợ đó hiếm khi đ−ợc biểu hiện ở những ng−ời dân th−ờng trong sinh hoạt

hàng ngày của họ. Điều này liên quan tới mối quan hệ giữa khái niệm "nhà n−ớc - quốc gia" và khái niệm "văn hoá" mà nó đ−a ra.

Sự hình thành "nhà n−ớc - quốc gia" hiện đại đ−ợc biết đến do nhu cầu phải thuần nhất trong việc xây dựng những khái niệm, hay khẩu hiệu, nh− " sự đoàn kết dân tộc", "bản sắc dân tộc", "văn hoá dân tộc' và những điều t−ơng tự. Điều này, tới l−ợt mình, lại đ−ợc thúc đẩy bởi các nhu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp hoá mà Alvin Toffer gọi là "Làn sóng thứ hai". Kể từ khi toàn cầu hoá với ICT là động lực chính, ICT đ−ợc xem nh−

một mối đe doạ đối vớí sự tồn tại của "nhà n−ớc - quốc gia" và "chủ nghĩa dân tộc", ng−ời ta cho rằng cả toàn cầu hoá lẫn ICT, đặc biệt là ICT, đã và đang là mối đe doạ đối với "văn hoá dân tộc". Điều này có thực không?

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức Vấn đề và giải pháp : kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển (Trang 155 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)