Mạng Internet là một công cụ tăng c−ờng vốn xã hộ

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức Vấn đề và giải pháp : kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển (Trang 164 - 167)

V. Tr−ờng hợp máy tính cá nhân (PC)

Mạng Internet là một công cụ tăng c−ờng vốn xã hộ

tăng cờng vốn xã hội

Somkiat Tangkitvanich và Deunden Nikomborirak

Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan (TDRI)

Tôkyô, ngày 25- 26 tháng 10 năm 2000 1. Tầm quan trọng của vốn xã hội

Vốn xã hội gắn liền với các thể chế, các mối quan hệ, và các quy tắc định hình chất l−ợng và số l−ợng các mối t−ơng tác xã hội của một xã hội. Ngày càng có nhiều minh chứng chỉ ra rằng sự cố kết xã hội là quan trọng đối với các xã hội muốn có thịnh v−ợng về kinh tế và sự phát triển bền vững (Ngân hàng Thế giới, 2000).

Chúng ta có thể coi vốn xã hội nh− một tập hợp các hiệp hội liên kết ngang giữa các tầng lớn nhân dân, bao gồm các mạng l−ới xã hội và các quy tắc kết hợp tác động đến sức sản xuất và hạnh phúc cộng đồng. Các mạng l−ới xã hội có thể làm tăng năng suất bằng cách giảm các chi phí kinh doanh. Thí dụ, việc kí kết hợp đồng hoặc tìm kiếm việc làm sẽ có hiệu quả hơn khi chúng đ−ợc gắn vào các mạng l−ới xã hội. Khái niệm sự tin t−ởng cũng là trung tâm của kinh tế học thể chế (Williamson, 1987).

Các nghiên cứu hiện hành đã bắt đầu làm sáng tỏ vốn xã hội có tầm quan trọng nh− thế nào đối với sự thành công của phát triển. Ng−ời ta cho rằng các truyền thống mạnh mẽ của sự cam kết dân sự- các hội cử tri, hội độc giả báo chí, thành viên các hội đồng ca và các nhóm văn học, và các câu lạc bộ bóng đá- là các nhân tố then chốt dẫn đến thành công của các chính quyền khu vực ở miền Bắc Trung Bộ Italia (Putnam, 1993).

Nhiều tài liệu cũng chỉ ra rằng vốn xã hội có vai trò quan trọng đối với sự thành công của các thể chế xã hội. Đặc biệt, các tr−ờng học sẽ có hiệu quả hơn khi các phụ huynh học sinh và công dân địa ph−ơng có sự tham gia tích cực. ở những cộng đồng mà phụ huynh học sinh và các công dân quan tâm tích cực đến giáo dục trẻ em, giáo viên có sự gắn bó mật thiết hơn, học sinh đạt đ−ợc điểm thi cao hơn, và việc sử dụng cơ sở vật chất của tr−ờng học đạt

hiệu quả cao hơn (Francis và những ng−ời khác 1998). Các bác sĩ và y tá có thể thực hiện công việc của mình một cách say mê hơn nếu các hoạt động của họ đ−ợc sự hỗ trợ và giám sát bởi các nhóm công dân (Dreze và Sen, 1995).

Tuy nhiên, không giống nh− vốn thông th−ờng, vốn xã hội đ−ợc xem nh− một loại "tài sản công cộng"; nó không phải là tài sản riêng của những ng−ời h−ởng lợi. Giống nh− các loại tài sản công cộng khác, từ không khí trong lành cho đến các đ−ờng phố an toàn, vốn xã hội có xu h−ớng đ−ợc sản xuất d−ới mức bởi thị tr−ờng (Putnam, 1993).

Quan trọng hơn, cũng có những minh chứng cho thấy rằng trong khi thế giới đã chứng kiến sự tăng tr−ởng kỷ lục về vốn vật chất và vốn nhân văn, thì mức độ tích luỹ vốn xã hội đã giảm thấp đến mức nguy hiểm (Putnam, 1995). Nguyên nhân chính của tình trạng này ở chỗ vì là một loại của cải công cộng, nên vốn xã hội không thể đ−ợc định giá một cách chính xác và do vậy có thể bị phá huỷ một cách không thể l−ờng tr−ớc bởi các ch−ơng trình của chính phủ, quá trình đô thị hoá và những sự thay đổi xã hội khác.

Có nhiều dấu hiệu ở Thái Lan cho thấy rằng vốn xã hội đang bị xói mòn nhanh chóng. Thí dụ, ngày nay ở Băng Cốc rất hiếm khi thấy ai đó nh−ờng chỗ ngồi của mình trên xe buýt cho trẻ em và phụ nữ có thai. Thậm chí nói chuyện với hàng xóm cũng trở nên một việc không bình th−ờng đối với ng−ời dân Băng Cốc. Những nguyên nhân tiềm ẩn bao gồm những áp lực của thời gian và tiền bạc, đi lại xa xôi và sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân.

ở các vùng nông thôn, từ lâu văn hoá làm việc tập thể trong mùa gặt đã hoàn toàn bị thay thế bởi lao động làm thuê. Giống nh− ở nhiều n−ớc khác, các cá nhân bị tách biệt với xã hội là những ng−ời bị bệnh tật, những ng−ời bất hạnh và vi phạm nhiều tội lỗi hơn. Họ cũng th−ờng là những ng−ời nghèo và không nuôi d−ỡng, giáo dục con cái đến nơi đến chốn.

2. Mạng Internet là một công cụ để tăng c−ờng vốn xã hội

Tầm quan trọng của mạng Internet đối với sự phát triển xã hội của chúng ta không bao giờ có thể đ−ợc nhấn mạnh quá mức. Mạng Internet là nguồn tiếp cận thuận tiện biển cả rộng lớn mênh mông của thông tin với chi phí rất thấp. Nó là một kết cấu hạ tầng công cộng mở có thể truy cập mà có thể đ−ợc cung cấp một cách cạnh tranh, và dựa trên công nghệ phi độc

quyền. Nó có thể góp phần cải tiến giáo dục, y tế và môi tr−ờng sống của chúng ta bằng cách tạo ra một kênh phân phối thông tin với chi phí thấp, không phân biệt vị trí địa lý và địa vị kinh tế hay xã hội của ng−ời nhận. Điều đó có nghĩa là mạng Internet là một giải pháp giải quyết vấn đề "phân cách về của cải và xã hội."

Có nhiều thí dụ cho thấy công nghệ thông tin có thể đ−ợc sử dụng nh−

thế nào để thu hẹp khoảng cách về kinh tế trong một n−ớc. Thí dụ, với sự giúp đỡ của một tổ chức phi chính phủ gọi là "Liên kết mọi ng−ời", những phụ nữ ở Panama hiện nay có thể bán các mặt hàng thủ công của mình một cách trực tiếp- có nghĩa là không cần phải thông qua một ng−ời môi giới- trên thị tr−ờng toàn cầu thông qua trang Web rộng khắp toàn thế giới. ở Việt Nam, việc mở rộng các khoản vay nhỏ dành cho phụ nữ ở các cộng đồng nhỏ có thể đ−ợc thực hiện bằng th− điện tử. Ng−ời cho vay, là một cơ quan từ thiện, có thể liên hệ với những ng−ời đi vay và giúp phối hợp thanh toán nợ.

ở Philippin, một nhóm nông dân khó khăn đã trở thành các chuyên gia về dứa, sử dụng máy telex và máy fax để liên lạc trực tiếp với các nhà nghiên cứu và các đại diện thị tr−ờng. Với mạng Internet, họ có thể giảm hơn nữa những chi phí và nâng cao hiệu quả (Ngân hàng Thế giới, 1998).

Thực ra, mạng Internet không chỉ thúc đẩy các động cơ kinh tế. Bảng 1 cho thấy một số thí dụ về sự sử dụng sáng tạo mạng Internet cho việc từ thiện, đào tạo và trao quà tặng. Quan trọng hơn, mạng Internet cũng chứa đựng tiềm năng to lớn cho sự phát triển thông qua việc làm tăng vốn xã hội. Sự tăng lên ngoạn mục của th− điện tử, dải web, ICQ, IRC và các công cụ liên lạc qua lại khác đã tạo ra những cơ hội ch−a từng thấy cho liên lạc, tạo ra các mạng l−ới, chia sẻ các giá trị để hình thành một "cộng đồng ảo."

Tuy nhiên, ng−ời ta cho rằng cộng đồng đòi hỏi nhiều hơn, chứ không đơn thuần chỉ là trao đổi thông tin. Cộng nghệ tự nó không thể tạo ra cộng đồng và vốn xã hội. Một cộng đồng cũng cần không gian chung và những cam kết của các thành viên. Các cộng đồng ảo có thể không có khả năng tạo ra các nhân tố đó.

Hơn nữa, tuy mạng Internet làm cho dân chúng ở tất cả các vùng của một n−ớc và ở mọi nơi trên thế giới có thể liên lạc và chia sẻ những ý t−ởng và suy nghĩ của mình, nh−ng nó cũng làm yếu đi những mối liên hệ của

chúng ta với những ng−ời hàng xóm hiện hữu. Thậm chí, một số ng−ời cho rằng có một sự t−ơng quan trực tiếp giữa sự xuất hiện của tivi, máy vi tính, máy video và các công nghệ mới khác với sự suy giảm của vốn xã hội. Trong hầu hết mọi tình huống, những công nghệ này- chúng tách biệt chúng ta khỏi những ng−ời hàng xóm và cộng đồng- đang làm tăng thêm sự mất mát của vốn xã hội (Putnam, 1996). Khi ngày càng có nhiều ng−ời tự tách mình ra khỏi không gian thực tế do tham gia vào thế giới ảo, họ đang làm gia tăng sự đổ vỡ cuộc sống cộng đồng (Doheny-Farina, 1996).

Những quan sát trên đây, ở một chừng mực nhất định, là thực tế. Tuy nhiên, tại giai đoạn này, d−ờng nh− không công bằng khi đổ lỗi cho công nghệ thông tin đã gây ra sự đổ vỡ của các cộng đồng. Trái lại, có những

minh chứng đang nổi lên cho thấy rằng công nghệ thông tin nh− mạng

Internet có thể đóng một vai trò trong việc củng cố các cộng đồng nếu nó đ−ợc tổ chức một cách thích hợp. Thí dụ, mạng Internet có thể đ−ợc sử dụng để tăng c−ờng một mạng l−ới vật chất hiện hành thông qua việc duy trì đối thoại và tăng c−ờng sự tin t−ởng, sự nhân nh−ợng và mối quan hệ qua lại (London, 1997). Trong phần d−ới đây, chúng ta sẽ thảo luận về những vấn đề từ các nghiên cứu ở Thái Lan.

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức Vấn đề và giải pháp : kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển (Trang 164 - 167)