1-Giới thiệu

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức Vấn đề và giải pháp : kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển (Trang 134 - 135)

V. Tr−ờng hợp máy tính cá nhân (PC)

1-Giới thiệu

Nếu "toàn cầu hoá" là một từ đ−ợc sử dụng nhiều nhất trong khuôn

khổ chính sách công cộng trong thập niên 90, thì thuật ngữ "nền kinh tế dựa vào tri thức" lại trở nên phổ biến từ giai đoạn đầu của những năm

2000. Điều này thật dễ hiểu, bởi vì sự tăng tr−ởng mạnh mẽ của công nghệ

thông tin và internet, sự phát triển nhanh đồng thời của "nền kinh tế mới"

dựa vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tri thức, nh− các ngành

khoa học phục vụ cho đời sống, đã dẫn tới sự thừa nhận ngày càng rộng

rãi về tầm quan trọng của tri thức nh− là một nguồn lực cơ bản cho lợi thế

cạnh tranh không chỉ ở mức độ công ty (Quinn 1992; Sveiby 1997), Teece (1998), mà còn ở tầm cỡ quốc gia (OECD 1996; World Bank 1998; Ungson và Trudel 1999).

Trong khi các vấn đề về Nền kinh tế dựa vào tri thức (KBE) lần đầu

tiên đ−ợc thảo luận rộng rãi trong giới phân tích chính sách ở các n−ớc

tiên tiến, đặc biệt là ở các n−ớc trong khối OECD, vào giữa những năm

1990 (xem OECD 1996, DTI 1998), thì giờ đây mối quan tâm đối với nền

kinh tế dựa vào tri thức đang lan truyền với tốc độ nhanh ở cả các n−ớc

đang phát triển. Ví dụ, Ngân hàng thế giới, đã đã chọn đề tài "Tri thức vì sự phát triển" là chủ đề của mình trong Báo cáo phát triển thế giới hàng năm năm 1998. Trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông á giai đoạn 1997- 1999, các nhà hoạch định chính sách ban đầu đã chú trọng vào những vấn đề cải cách khu vực tài chính và quản lý công ty, sau đó họ đã có nhận thức rộng hơn, đặc biệt là ở các nền kinh tế công nghiệp hoá mới Đông á, về sự cần thiết phải tìm kiếm một nền tảng mới

cho việc duy trì khả năng cạnh tranh trong t−ơng lai.

Chính phủ Singapore đã theo dõi những thảo luận về nền kinh tế dựa vào tri thức một cách sát sao và đã chính thức tán thành dự định trở thành

một nền kinh tế dựa vào tri thức. Thực ra, trong báo cáo đ−ợc đ−a ra vào cuối năm 1998 của Uỷ ban cạnh tranh Singapore nhằm đối phó với cuộc

khủng hoảng tài chính châu á, chính phủ đã đặt ra mục tiêu đ−a Singapore

trở thành một nền kinh tế dựa vào tri thức có sức cạnh tranh toàn cầu trong thập kỷ tới.

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức Vấn đề và giải pháp : kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển (Trang 134 - 135)