Điều trị sớm là điều trị ngay khi răng mới bị sâu, điều trị ở giai đoạn này đơn giản: HS không đau, đỡ tốn kinh phí, thời gian của HS, PHHS cũng như thầy thuốc, hiệu quả kinh tế hơn nhiều.
Điều trị sớm chủ yếu ưu tiên các loại điều trị có tính bảo tồn khi nguồn nhân lực và vật lực của chúng ta còn hạn chế so với số lượng nhu cầu. Các hoạt động điều trị trong giai đoạn đầu phải hướng đến mục đích mang lại lợi ích lâu dài nhất của cộng đồng. Những răng đã bị biến chứng hoặc những điều trị có giá thành cao như trám bít hố rãnh (ART) sẽ được giải quyết ở giai đoạn 2, trong quá trình hoạt động của phòng nha học đường hoặc các phòng khám răng tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế. Kỹ thuật ART là kỹ thuật đơn giản dễ
29
thực hiện tại cộng đồng để hàn các răng sâu ngà, rất phù hợp trong chương trình NHĐ vì không đòi hỏi một phòng nha học đường với trang thiết bị hiện đại và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế học đường cao. Đây sẽ là những yếu tố quyết định trong việc thiết lập kế hoạch hoạt động của phòng nha học đường, từ khâu dự trù kinh phí trang thiết bị dụng cụ, cho đến các giai đoạn triển khai cụ thể tiếp theo [13], [16].
Theo nghiên cứu của Đào Thị Dung và các nghiên cứu ở Viện RHM thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng thử kỹ thuật ART tại một số trường học và kết luận: Đây là một kỹ thuật chữa răng đơn giản, ít tốn kém nhưng hiệu quả cao, cho phép áp dụng rộng rãi từ thành thị đến nông thôn [13]. Tại thành phố Hồ Chí Minh, một số nghiên cứu đánh giá kỹ thuật này ở trường học đã kết luận Glass Ionomer có khả năng bám dính cao, khả năng phòng ngừa sâu răng tái phát tốt, thao tác đơn giản, dễ thực hiện ở tuyến cơ sở. Hiện nay phương pháp này đã và đang được áp dụng nhanh chóng ở các tỉnh, thành phố phía Nam trong chương trình Nha học đường. Với những ưu điểm đã nêu cũng như sự phù hợp với tình hình nước ta, kỹ thuật ART nên được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng, nhất là trong chương trình Nha học đường [35].
Với tỷ lệ BRM cao trong cộng đồng, trong nhiều năm qua chương trình NHĐ đã được triển khai rộng rãi đến tất cả các tỉnh trong cả nước tập trung vào nội dung thứ 3 của chương trình Nha học đường là khám và phát hiện sớm để điều trị kịp thời bệnh sâu răng. Một số nơi đã thu được kết quả khả quan, tại thành phố Hồ Chí Minh hàng năm đã tổ chức khám cho ít nhất 80 % học sinh ở các trường tiểu học để phát hiện bệnh răng miệng và bệnh sâu răng, sau đó điều trị tại chỗ hoặc gửi đi điều trị tại các bệnh viện tuyến huyện hoặc bệnh viện chuyên khoa, chính nhờ vậy, tỷ lệ bệnh RM của HS tiểu học đã được hạn chế và giảm đáng kể tỷ lệ sâu răng là 77,0 % năm 1990 giảm xuống 67,3 % năm 2003 [74]. Các nghiên cứu can thiệp chương trình NHĐ của một số tác giả ở một số địa phương cũng cho thấy kết quả tốt như của Nguyễn Thái Hồng 2012, tỷ lệ sâu răng giảm đáng kể, kiến thức phòng bệnh của học sinh được nâng lên; Năm 2002 ở Yên Bái, Đào Ngọc Lan đưa ra kết quả sau hai năm CT tỷ lệ sâu răng sữa giảm được 19,4 %, răng vĩnh viễn giảm
30
được 6,06 % [28]; Dương Thị Truyền ở An Giang từ năm 1997 đến 1999 tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn giảm được 21,08 % [44]. Nhưng cũng có nhiều nơi hoạt động NHĐ chưa đúng và chưa phù hợp nên chương trình CSRM chưa đến được tất cả HS vì vậy kết quả chưa được như mong muốn. Theo điều tra của viện RHM Hà Nội chỉ số SMTR của HS 12 tuổi đang tăng dần (Chỉ số SMTR năm 1983 là 1,47; năm 1991 là 1,82; năm 2001 là 2,16) [49].
Điều trị sớm bệnh răng miệng không những làm giảm tỷ lệ sâu răng, viêm lợi mà còn là một trong những biện pháp dự phòng có hiệu quả cao tại cộng đồng mà đã được nhiều quốc gia áp dụng.