Đối với bệnh quanh răng

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 136 - 158)

3. Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp dự phòng bệnh răng miệng

3.3.2. Đối với bệnh quanh răng

Ở thời điểm trước can thiệp thì bệnh quanh răng giữa hai nhóm không có sự khác biệt với p>0,001, ở thời điểm sau can thiệp bệnh quanh răng giữa hai nhóm đã có sự thay đổi rõ rệt. Sau can thiệp, chỉ số hiệu quả nhóm can thiệp cao hơn nhóm đối chứng, hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với bệnh chảy máu lợi và cao răng tăng 31,7 %, có sự thay đổi rõ rệt và khác biệt giữa hai nhóm (p<0,001).

Trong nghiên cứu này, sau can thiệp thì bệnh quanh răng đã có sự thay đổi rõ rệt bởi vì bệnh chảy máu lợi xảy ra khi bị viêm lợi, tổn thương lợi do cao răng và do sâu răng.

Khi thực hiện các hoạt động can thiệp như xúc miệng bằng dung dịch Flour, chải răng hàng ngày, khám răng miệng định kỳ, lấy cao răng nên tình trạng chảy máu lợi đã giảm hẳn. Cũng như tỷ lệ cao răng ở học sinh sau can thiệp đã giảm từ 50,6 % xuống còn 40,4 %, trong khi đó ở nhóm đối chứng tỷ lệ này tăng từ 53,9 % lên 59,6 % (bảng 3.45, 3.46, 3.47).

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thái Hồng ( 2012) kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bệnh quanh răng là bệnh có thể điều trị khỏi. So sánh trong nhóm nghiên cứu trước và sau can thiệp, tỷ lệ CPI 0 tăng từ 25 % lên 65 %, tỷ lệ CPI 1+2 giảm từ 75 % xuống còn 35 %; cho thấy hiệu quả can thiệp rõ rệt

122

sau khi triển khai các hoạt động can thiệp [25]. Qua đánh giá và phân tích cho thấy, các hoạt động can thiệp đã tác động rất nhiều đến bệnh quanh răng (viêm lợi), tỷ lệ bệnh viêm lợi giảm đáng kể sau 2 năm can thiệp. Những học sinh mắc viêm lợi mà được vệ sinh răng miệng hàng ngày như chải răng, xúc miệng thì tỷ lệ khỏi rất cao, nếu học sinh được hỗ trợ bàn chải và kem đánh răng thường xuyên thì sẽ hạn chế tối đa bệnh viêm lợi ở học sinh vì từ khi đi học hầu như học sinh không được vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan cũng tương đương và phù hợp như nghiên cứu này [28]. Theo nghiên cứu của NatunP (2011) khi nghiên cứu can thiệp 2 năm về phòng bệnh răng miệng cho học sinh tiểu học tại tỉnh Khon Kaen–Thái Lan bằng các hoạt động như hướng dẫn chải răng và chải răng sau bữa ăn, chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tại cộng đồng cho thấy tỷ lệ bệnh sâu răng giảm từ 67,62 % xuống còn 51 %, bệnh chảy máu lợi giảm từ 37,5 % xuống còn 27,9 % [80].

Bảng 4.1. So sánh kết quả can thiệp bệnh quanh răng với các tác giả khác

[25], [28]. Tác giả Đối tƣợng CT Biện pháp CT Địa điểm, thời gian CT Kết quả Đào Thị Ngọc Lan 6-12 tuổi Giáo dục nha khoa, lấy cao răng,

khám, xúc miệng dung dịch flour Yên Bái, 3 năm CPINT0 tăng từ 36,67 % lên 79,39 %, CPINT1+2 giảm từ 63,33 % xuống còn 20,6 % Nguyễn Thái Hồng 7-11 tuổi

Giáo dục nha khoa tăng cường, chải răng, truyền thông

tại trường Bắc Kạn, 2 năm CPINT0 tăng từ 25 % lên 65 %, tỷ lệ CPINT 1+2 giảm từ 75 % xuống còn 35 % Nguyễn Ngọc Nghĩa 7-11 tuổi

Giáo dục nha khoa, truyền thông , khám răng định kỳ, xúc miệng dung dịch Flour 0,2 %. Yên Bái, 2 năm CPINT0 tăng từ 34,15 % lên 48,48 %, tỷ lệ CPINT 1+2 giảm từ 63.53 xuống còn 50,52 %

123

Qua hoạt động can thiệp nhiều em thực hiện tốt việc chải răng nên đã chuyển CPI 1 về CPI 0, nghĩa là khỏi viêm lợi. Nhiều em đã đi lấy cao răng nên đã đưa CPI 2 về CPI 0. Như vậy các biện pháp can thiệp về truyền thông và hướng dẫn chải răng đúng đã đem lại hiệu quả rõ rệt. So sánh trong nhóm đối chứng sau can thiệp tỷ lệ CPI 1, CPI 2 hầu như không thay đổi mà còn có xu hướng tăng cao hơn.

4.4. Tính bền vững và khả năng duy trì của mô hình

Để đánh giá tính bền vững của mô hình và khả năng duy trì của mô hình, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của cán bộ y tế, giáo viên nhà trường, cán bộ UBND xã và phụ huynh học sinh thông qua các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Tại hộp ý kiến 3.8, 3.9 trong nghiên định tính đã cho thấy bước đầu mô hình đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của cộng đồng, đặc biệt trung tâm y tế huyện đã có những đánh giá, nhận xét về mô hình. Cán bộ y tế từ tuyến huyện đến thôn bản đã phát huy được năng lực của mình để triển khai các hoạt động đồng thời khi thực hiện mô hình đã huy động được cộng đồng, những người có liên quan như trưởng thôn bản, nhân viên y tế thôn bản, lãnh đạo xã, giáo viên tham gia nhiệt tình vào các hoạt động, họ mong muốn có thể giải quyết được bệnh răng miệng và tăng cường sức khỏe học đường cho học sinh. Tại Nepal, Knevel, RJM (2011) cho biết để duy trì tốt các hoạt động của mô hình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ em ở vùng sâu vùng xa thì cần quan tâm đến phụ huynh học sinh, cần đào tạo kỹ năng cơ bản trong chăm sóc và phòng bệnh từ đó chính những người phụ nữ này sẽ thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc sức khỏe răng miệng trẻ em tại cộng đồng [72]. Tại Yên Bái, Đào Thị Ngọc Lan (2002) đã đánh giá cao các hoạt động của giáo viên nhà trường sẽ là một trong những yếu tố giúp học sinh duy trì hoạt động của mô hình được triển khai tại trường [28]. Nghiên cứu của Trịnh Đình Hải (2000) thì cần phải tuyển cán bộ y tế trường học, đó là những người sẽ trực tiếp triển khai hoạt động chăm sóc sức khỏe răng miệng tại trường, phối hợp với các cán bộ y tế xã, huyện để cùng chăm sóc sức khỏe trẻ em [17]. Tại Autralia, Mike Morgan, Rodrigo Marino (2010) cho rằng các chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng tại cộng đồng đều mang lại hiệu quả kinh tế. Tiếp tục duy trì các hoạt động dự phòng, các chương

124

trình y tế tại cộng đồng là cần thiết và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân [77]. Trong nghiên cứu về hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái, mô hình can thiệp được thực hiện tại xã, đã có sự tham gia từ lãnh đạo xã, các ban ngành của xã, điều này rất thuận lợi cho việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động của mô hình tại thôn bản, tại trường học và hộ gia đình. Đây là một trong những điểm mạnh của mô hình và có thể duy trì, phát huy những hoạt động có hiệu quả này đến các trường học khác trên địa bàn. Tại thôn bản thì mỗi thôn bản có một nhân viên y tế và hàng tháng giao ban tại trạm y tế để báo cáo kết quả trong tháng và triển khai kế hoạch tháng tới và điều này cũng rất thuận lợi cho việc phối hợp thực hiện hoạt động y tế tại thôn đặc biệt nhân viên y tế có thể tăng cường các công tác truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành cho người dân trong dự phòng bệnh răng miệng. Đối với nhà trường, dưới sự chỉ đạo của UBND xã, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện thì giáo viên sẽ triển khai tốt nhiệm vụ được giao. Công tác đào tạo, tập huấn về bệnh răng miệng và các bệnh học đường khác cho giáo viên một cách thường xuyên, bên cạnh đó có cơ chế khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời cho giáo viên, cán bộ y tế… Như vậy mô hình sẽ được duy trì, phát triển, nhân rộng trong những năm tiếp theo để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh một cách chất lượng, kinh tế và hiệu quả.

4.5. Một số hạn chế của quá trình can thiệp

- Do điều kiện triển khai các hoạt động can thiệp còn hạn chế về thời gian, kinh phí, nhân lực và can thiệp trên cỡ mẫu lớn nên kết quả can thiệp còn hạn chế, sự thay đổi bệnh răng miệng trước và sau can thiệp chưa cao.

- Một số học sinh phải đi khám và điều trị bệnh răng miệng ở bệnh viện huyện nên không tham dự được đầy đủ các hết các hoạt động can thiệp, truyền thông trên lớp.

- Giáo viên nhà trường đã phối hợp tham gia nhiệt tình vào các hoạt động can thiệp tại trường tuy nhiên do trình độ của giáo viên còn hạn chế, công việc giảng dạy nhiều nên việc dành thời gian giảng dạy và hướng dẫn trên lớp còn hạn chế.

125

- Do địa điểm can thiệp cách xa trung tâm huyện (trên 50 km) nên việc theo dõi, giám sát các hoạt động can thiệp tại xã chưa được thường xuyên.

- Thời gian để can thiệp và theo dõi đối với bệnh sâu răng chưa đủ để đánh giá và có kết quả tốt.

- Do nhận thức và sự hiểu biết của người Mông về sức khỏe chưa cao, ảnh hưởng của một số phong tục tập quán lạc hậu nên sự thay đổi hành vi trong quá trình can thiệp còn chậm.

- Chưa có điều kiện thực hiện nghiên cứu đánh giá về chi phí hiệu quả của biện pháp can thiệp để có thể xem xét về lợi ích kinh tế của mô hình.

- Do điều kiện sinh hoạt của người Mông có sự khác biệt với các dân tộc khác nên việc tiếp cận để triển khai các hoạt động can thiệp phải mất nhiều thời gian và công sức hơn.

126

KẾT LUẬN

1. Thực trạng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái

- Tỷ lệ học sinh tiểu học người Mông mắc bệnh răng miệng chiếm 71,4 %. Bệnh sâu răng chiếm 69,6 %, bệnh viêm lợi chiếm 50,1 %; tỷ lệ sâu răng và viêm lợi ở học sinh của các trường là tương đương nhau.

- Tỷ lệ sâu răng và viêm lợi tăng theo độ tuổi, học sinh 7 tuổi là 67,5 %, học sinh 11 tuổi là 74,7 %. Tỷ lệ viêm lợi ở học sinh 7 tuổi là 48,01 %, ở học sinh 11 tuổi là 54,3 %

- Tỷ lệ sâu răng sữa ở học sinh tiểu học người Mông trung bình là 62,9 %, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 41,6 %.

- Chỉ số sâu răng sữa trung bình trên một học sinh là 3,3, chỉ số sâu mất trám răng sữa là 4,1. Chỉ số sâu răng vĩnh viễn trung bình trên một học sinh là 1,18, chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn là 1,6.

- Tỷ lệ học sinh bị chảy máu lợi là 13,1 %, tỷ lệ học sinh có cao răng (mảng bám răng) là 52,1 %.

2. Các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học ngƣời Mông

- Có mối liên quan giữa bệnh răng miệng với kiến thức chăm sóc răng miệng của học sinh.

- Liên quan với thực hành chải răng hàng ngày; với khám và điều trị răng miệng định kỳ; với hướng dẫn vệ sinh răng miệng trên lớp; với ăn măng ớt thường xuyên.

- Chưa thấy có mối liên quan giữa kinh tế gia đình với bệnh răng miệng của học sinh, học sinh ở hộ nghèo và hộ giầu đều có thể mắc BRM.

3. Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp dự phòng bệnh răng miệng

3.1. Hiệu quả của mô hình huy động cộng đồng vào chăm sóc sức khỏe răng miệng miệng

Mô hình huy động cộng đồng tham gia giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh răng miệng cho học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái đã thực hiện có hiệu quả bằng việc triển khai các hoạt động và tập trung vào nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh răng miệng cho học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh.

127

Mô hình đã có sự tác động lan tỏa đến chính quyền địa phương, các ban ngành trong xã và người dân quan tâm đặc biệt là Ban chỉ đạo và nhóm nòng cốt thực hiện mô hình đã được tăng cường về năng lực quản lý, điều hành, chuyên môn trong công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và về bệnh răng miệng nói riêng.

3.2. Hiệu quả của truyền thông thay đổi KAP phòng bệnh răng miệng của học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh. học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh.

Sau can thiệp đối với nhóm can thiệp thì tỷ lệ kiến thức tốt của học sinh tăng 36,9 %, thái độ tốt tăng 42,9 % và thực hành tốt tăng 68,3 %.

KAP của giáo viên cũng thay đổi đáng kể, hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với kiến thức phòng BRM của giáo viên tăng 74,9 %, thái độ tăng 61,6 %, thực hành tăng 76,8 %.

Hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với kiến thức phòng BRM của phụ huynh tăng 47,5 %, thái độ tăng 31,2 %, thực hành tăng 35,1 %.

3.3. Hiệu quả đối với bệnh sâu răng và bệnh quanh răng. 3.3.1. Đối với bệnh sâu răng 3.3.1. Đối với bệnh sâu răng

- Hiệu quả nhóm can thiệp cao hơn nhóm đối chứng ở cả hai loại răng. Hiệu quả can thiệp rõ rệt đối với răng sữa là 7,2 %, đối với răng vĩnh viễn là 10,6 %

- Hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với chỉ số sâu mất trám răng sữa ở nhóm can thiệp đạt 3,2 %, đối với răng vĩnh viễn ở nhóm can thiệp đạt 5,3%

3.3.2. Đối với bệnh quanh răng

- Sau can thiệp ở các trường can thiệp tỷ lệ chảy máu lợi và cao răng sau giảm xuống rõ rệt.

- Hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với tình trạng chảy máu lợi và cao răng đạt 31,7 %, có sự thay đổi rõ rệt và khác biệt giữa hai nhóm trước và sau can thiệp. Hiệu quả đối với bệnh viêm lợi là 34,4 %.

128

KHUYẾN NGHỊ

1. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy rằng bệnh răng miệng vẫn còn là vấn đề cần quan tâm hơn nữa, ngành y tế tỉnh Yên Bái phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo để tiếp tục triển khai tốt hoạt động truyền thông và giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh ở các trường tiểu học nhằm nâng cao kiến thức phòng bệnh răng miệng.

2. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tại cộng đồng bằng nhiều hình thức để nâng cao kiến thức và kỹ năng phòng bệnh răng miệng cho phụ huynh học sinh và người dân. Truyền thông thay đổi phong tục tập quán, hành vi có hại cho sức khỏe răng học sinh trong cộng đồng người Mông.

3. Tăng cường khám, kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện sớm tình trạng sâu răng, viêm lợi và có biện pháp xử trí kịp thời, phòng tránh những biến chứng nặng có thể xảy ra. Tăng cường phục hồi chức năng của răng như hàn răng khi bị sâu men, sâu ngà nông.

4. Thường xuyên nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành về vệ sinh răng miệng cho giáo viên để hướng dẫn và giảng dậy, tuyên truyền cho học sinh trên lớp.

5. Tiếp tục áp dụng, duy trì và mở rộng mô hình huy động cộng đồng vào công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh ở các xã, huyện vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh.

129

CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Ngọc Nghĩa, Nguyễn Văn Tư, Trịnh Đình Hải (2013), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái năm 2011”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,

Đại học Thái nguyên, tập 107, số 7, tr. 163-168.

2. Nguyễn Ngọc Nghĩa, Trịnh Đình Hải và CS. (2014), “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Khoa học và Công Nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 115 số 01, tr. 163-168.

3. Nguyễn Ngọc Nghĩa, Trịnh Đình Hải và CS. (2014), “Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bằng truyền thông giáo dục sức khỏe phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Nha khoa

130

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị - Ban chấp hành Trung ương Đảng (2005), Nghị quyết về

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 136 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)