Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, xác định

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 67 - 70)

2.7.1. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng của cộng đồng

Chỉ số CPITN (CPI) gồm 6 mã số nhưng đối tượng nghiên cứu là trẻ em nên trong nghiên cứu này chỉ sử dụng 3 mã số chỉ mức độ. Từ các mức độ đó đưa ra kế hoạch điều trị của từng mức độ

CPI 0: Bình thường, không cần điều trị

CPI 1: Chảy máu lợi khi thăm khám, cần vệ sinh RM tại nhà CPI 2: Có cao răng, cần lấy cao răng.

53

Chia hai hàm răng thành 6 phần, gọi mỗi phần là một vùng lục phân. Trong nghiên cứu này tiến hành khám 6 răng chỉ số là:

16 11 26

46 41 36

Một trong 6 vùng hoặc nhiều vùng cùng có chảy máu hoặc cao răng thì đều được tính là viêm lợi, khi có một vùng bị chảy máu và một vùng bị cao răng sẽ tính là cao răng, khi nhiều vùng cùng bị cao răng hoặc viêm lợi thì tính theo số vùng gặp nhiều hơn.

2.7.2. Các tiêu chuẩn xác định bệnh (theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh của Tổ

chức Y tế thế giới năm1998)

Bảng 2.1. Phân loại BRM theo tổ chức Y tế thế giới -1998 [42].

Sâu răng Sâu mất trám

Tỷ lệ (%) Xếp loại Xếp loại Chỉ số >60 Cao Rất thấp 0-1,1 40-60 Trung bình Thấp 1,2-2,6 <40 Thấp Trung bình 2,7-4,4 Cao 4,5-6,5 Bệnh Thấp Trung bình Cao Viêm lợi 0-20 21-50 >50

- Các kết quả được so sánh với các chỉ số theo phân loại bệnh của Tổ chức Y tế thế giới, 1998.

+ Sâu răng: (S) Có lỗ sâu ở bất cứ mặt nào của răng, ít nhất là lỗ sâu răng xuyên qua men răng trở lên cho tới lỗ sâu to và rõ ràng.

- Viêm lợi: Tổ chức phần mền quanh răng bị tấy đỏ, sưng nề, chạm vào có thể gây đau hoặc chảy máu.

- Răng bị mất: Những răng đó bị nhổ hoặc mất do nguyên nhân sâu răng, không tính mất răng do các nguyên nhân khác như tai nạn, bẩm sinh…

54

+ Răng mất: (M) Không thấy thân răng trên cung hàm hoặc mất hoàn toàn cả thân và chân răng. Không tính trường hợp thiếu răng do răng sữa đến tuổi thay đã rụng. Khám kết hợp với hỏi tiền sử.

+ Răng trám (T) là tất cả các răng được hàn bằng bất cứ vật liệu gì (Eugénate, Ximăng các loại, Amalgame, composite…)

2.7.3. Cách đánh giá phân mức độ kiến thức, thái độ, thực hành trong chăm sóc sức khỏe răng miệng học sinh

Trong nghiên cứu này dựa vào kết quả phỏng vấn bằng bộ câu hỏi và bảng kiểm để đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh, giáo viên, phụ huynh. Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm, trả lời sai không tính điểm. Tổng số điểm về kiến thức, thái độ, thực hành được phân chia thành 3 mức độ yếu, trung bình, tốt theo phân loại của Bloom như sau:

- Số điểm đạt được từ 8-10 điểm (≥ 80 %): xếp loại tốt. - Số điểm đạt từ 6-7 điểm (60-79 %): xếp loại trung bình - Số điểm đạt được dưới 6 (≤ 60 %): xếp loại yếu.

Trong bộ câu hỏi, mỗi phần kiến thức, thái độ, thực hành có 10 câu hỏi, mỗi câu 1 điểm: mức độ tốt là trả lời đúng 8-10 câu, mức độ trung bình là trả lời đúng 6-7 câu, mức độ yếu là trả lời đúng dưới 6 câu.

- Câu trả lời đúng là câu hỏi phỏng vấn được trả đúng như đáp án, câu trả lời sai là không đúng như đáp án.

2.7.4. Tiêu chuẩn phân loại hộ nghèo và không nghèo:

Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 qui định: Hộ nghèo ở nông thôn/miền núi là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. Như vậy, hộ không nghèo là hộ có thu nhập bình quân từ 401.000 đồng/người/tháng trở lên.

2.7.5. Các tiêu chí đánh giá khác:

- Khám sức khỏe răng miệng định kỳ: Tổ chức khám răng miệng cho học sinh tại trường 6 tháng 1 lần.

- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng thường xuyên: Là các em học sinh được giáo viên hướng dẫn vệ sinh răng miệng (chải răng, xúc miệng, dự

55

phòng các yếu tố nguy cơ gây bệnh răng miêng) hàng tuần trên lớp do giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ y tế học đường thực hiện.

- Ăn măng ớt thường xuyên: là các em học sinh đã ăn măng ớt ngâm chua hàng ngày trong các bữa ăn. Không thường xuyên là hàng tháng, hàng tuần mới ăn một lần hoặc không ăn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)