3.3.1.1. Kết quả tập huấn các lực lượng nòng cốt
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả quá trình và theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả đạt được:
Nhóm nghiên cứu đã tổ chức 2 lớp tập huấn, mỗi xã một lớp, mỗi lớp 01 ngày. Thành phần tham gia lớp tập huấn là Ban chỉ đạo thực hiện mô hình, nhóm cán bộ nòng cốt gồm (giáo viên nhà trường, cán bộ y tế xã, trưởng các thôn bản). Tại xã Nậm Có huyện Mù Căng Chải có 25 cán bộ tham gia lớp tập huấn, tại xã Bản Công có 22 cán bộ tham gia lớp tập huấn. Các học viên đã nhiệt tình trao đổi thảo luận và đưa ra các phương pháp để tiến hành các hoạt động can thiệp, đưa ra các những tồn tại, khó khăn cần giải quyết trong quá trình triển khai thực hiện, công tác giám sát cũng như hỗ trợ và đánh giá kết quả như thế nào đặc biệt là thu thập thông tin từ cộng đồng. Trước khi vào nội
79
dung tập huấn nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá về kiến thức của học viên đối với công tác phòng bệnh răng miệng, kết quả như sau:
Bảng 3.26. Đánh giá kết quả tập huấn cho cán bộ nhóm nòng cốt Địa điểm
Đánh giá
Xã Nậm Có Xã Bản Công
Trước tập huấn Sau tập huấn Trước tập huấn Sau tập huấn
SL % SL % SL % SL % Giỏi 4 16,0 9 36,0 3 13,6 7 31,8 Khá 5 20,0 11 44,0 7 31,8 12 54,6 Trung bình 11 44,0 5 20,0 9 40,9 3 13,6 Yếu 5 20,0 0 0,0 3 13,6 0 0,00 Cộng 25 100,0 25 100,0 22 100,0 22 100,0 Nhận xét: Trước tập huấn thì các học viên hiểu biết về bệnh răng miệng còn thấp, loại giỏi (Nậm Có 16 %, Bản Công 13,6 %), sau tập huấn tỷ lệ khá giỏi đã tăng cao. Loại giỏi (xã Nậm Có 36 %, Bản Công 31,8 %), loại khá (Nậm Có 44 %, Bản Công 54,6 %) và không có học viên nào có loại yếu.
3.3.1.2. Kết quả hoạt động của các thành viên tham gia mô hình can thiệp
- Thành lập Ban chỉ đạo can thiệp:
Trước khi có sự hoạt động của các thành viên thì nhóm nghiên cứu đã tham mưu cho UBND xã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo triển khai các hoạt động can thiệp do Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng Ban, điều hành chung, các thành viên có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên phụ trách đoàn đội, đại diện cán bộ y tế xã, đại diện trưởng thôn bản và đại diện nhân viên y tế thôn bản, tổng cộng là 6 người. Nhiệm vụ của các thành viên được phân công và chủ yếu tập trung vào công tác chỉ đạo, điều hành, giám sát, đánh giá các hoạt động được triển khai trên địa bàn xã. Ban chỉ đạo 6 tháng họp một lần để đánh giá kết quả đạt được trong kỳ đồng thời đưa ra kế hoạch và các công việc triển khai trong kỳ tiếp theo.
80
- Hoạt động của nhóm nòng cốt và các thành viên tham gia can thiệp:
Mô hình can thiệp được thực hiện trong hai năm từ tháng 9-2011 đến tháng 9-2013, các hoạt động được triển khai như sau: Truyền thông và hướng dẫn vệ sinh răng miệng trên lớp mỗi tháng 1 lần, do giáo viên nhà trường và cán bộ y tế của trạm y tế xã thực hiện. Truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình, thôn bản một tháng 1 lần do nhân viên y tế thôn bản và các trưởng thôn thực hiện. Khám sức khỏe răng miệng định kỳ và đột xuất cho học sinh 6 tháng 1 lần vào đầu năm học và cuối năm học. Sau khi có kết quả khám răng miệng định kỳ thì tư vấn điều trị bởi cán bộ y tế và giáo viên nhà trường. Tổ chức hội thảo về phương pháp phòng chống bệnh răng miệng và các biện pháp phối hợp tổ chức thực hiện giữa y tế và nhà trường, một năm 1 lần tại xã.
- Hỗ trợ học sinh mỗi em một bộ bàn chải và kem đánh răng để các em chải răng hàng ngày. Hỗ trợ học sinh bột flour để pha nước xúc miệng (dung dịch flour 0,2 %) hàng tuần, mỗi tuần 2 lần, do giáo viên nhà trường trực tiếp pha và hướng dẫn học sinh xúc miệng.
3.3.1.3. Kết quả giám sát các hoạt động can thiệp
Trong quá trình triển khai các hoạt động, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc can thiệp, Nghiên cứu sinh, nhóm nghiên cứu và Ban chỉ đạo can thiệp đã tiến hành 8 cuộc giám sát, kiểm tra, đánh giá (trung bình 2-3 tháng/cuộc) trong khi triển khai hoạt động như giám sát về tập huấn, truyền thông, hội thảo, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, khám sức khỏe răng miệng, thu thập số liệu, phân tích số liệu đều đảm bảo kế hoạch đã đề ra. Giám sát đã giúp Ban chỉ đạo phát hiện ra những việc còn tồn tại, kịp thời điều chỉnh, hỗ trợ cán bộ nòng cốt thực hiện tốt kế hoạch được giao.
Mô hình thực hiện ở cấp xã do đó thuận lợi cho các thành viên thường xuyên quan tâm và sát sao với các hoạt động được triển khai. Công tác kiểm tra, giám sát được Ban chỉ đạo thực hiện thường xuyên. Theo một số ý kiến của lãnh đạo UBND xã cho thấy “Từ trước đến nay trên địa bàn xã chưa có mô hình truyền thông cụ thể và kế hoạch rõ ràng như thế này, trước đây UBND xã thực sự chưa quan tâm sát sao đến lĩnh vực này, phụ huynh học sinh cũng chưa được tuyên truyền và tư vấn thường xuyên. Mô hình này tôi thấy nhiều người trong xã phản ảnh là có hiệu quả và đã huy động được hầu hết các thành phần có liên quan tham gia”.
81
Bảng 3.27. Kết quả hoạt động của mô hình can thiệp
H.động Đợt Truyền thông tại lớp Ngoại khóa toàn trường Thăm hộ gia đình Nói chuyện sức khỏe Phát tờ rơi Khám răng miệng Xúc miệng Flour Hướng dẫn chải răng Phát bàn chải, kem Tư vấn điều trị 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 60 4 800 20 50 800 4 3 800 20 2 70 2 0 20 50 50 4 4 0 40 3 0 1 400 40 0 35 4 5 0 25 4 50 2 400 0 50 60 4 4 0 35 5 0 3 0 36 0 40 4 4 0 25 6 80 2 600 40 0 0 4 3 0 0 7 90 2 250 40 0 75 4 4 0 65 8 160 4 750 38 250 800 4 10 0 135 Cộng 510 20 3200 234 400 1860 32 37 800 345
Mô hình can thiệp đã cung cấp được dịch vụ truyền thông bằng nhiều hình thức đến học sinh, người dân trong các thôn, bản, hầu hết các hộ gia đình người Mông đã được tiếp cận với những kiến thức về bệnh răng miệng. Do kế hoạch của mô hình được chỉ đạo triển khai từ UBND xã (Trưởng ban chỉ đạo) nên đã có sự ủng hộ rất cao các ban ngành, đơn vị, cơ quan, các thôn bản trong toàn xã đặc biệt người dân, các hộ gia đình đã tham gia đầy đủ các buổi họp thôn để nghe truyền thông, nói chuyện về bệnh răng miệng. Các trưởng thôn hầu hết là những người có uy tín trong cộng đồng, là trưởng họ, trưởng tộc được bầu vào những vị trí quan trọng của thôn, điều hành các hoạt động của thôn. Chính vì vậy, tiếng nói của trưởng thôn luôn được người dân, hộ gia đình ủng hộ nhiệt tình đặc biệt những buổi họp thôn, buổi truyền thông tại thôn thì người dân đến tham dự rất đầy đủ và họ cho rằng đây là những nhiệm vụ quan trọng của thôn. Các hoạt động của mô hình luôn được cải thiện và có hiệu quả.
82