Đối với nghiên cứu can thiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 59 - 63)

Triển khai một số biện pháp dự phòng bệnh răng miệng tại 2 trường can thiệp, xây dựng và thử nghiệm mô hình huy động cộng đồng vào chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tại 2 xã can thiệp. Đề tài thực hiện một số biện pháp can thiệp dự phòng bệnh răng miệng như: truyền thông giáo dục sức khoẻ, khám phát hiện bệnh răng miệng và tư vấn điều trị. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhóm nòng cốt tại xã về kiến thức, kỹ năng truyền thông và hướng dẫn thực hành chăm sóc răng miệng, theo dõi, giám sát, tổ chức triển khai các hoạt động chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh tiểu học tại trường cũng như tại các hộ gia đình.

45

Các hoạt động can thiệp này giúp học sinh thay đổi những hành vi có hại và phát huy những hành vi có lợi cho việc phòng bệnh răng miệng.

Đề tài không đi sâu vào phương pháp điều trị chuyên khoa răng như phẫu thuật, nắn chỉnh hàm răng…mà tăng cường công tác dự phòng bằng phương pháp huy động cộng đồng tham gia vào chăm sóc sức khoẻ răng miệng nhằm tạo sự tiếp cận đến tất cả học sinh tiểu học đã mắc bệnh và chưa mắc bệnh (nhóm can thiệp) với các mục tiêu mong đợi như sau:

- Những học sinh chưa mắc BRM sẽ không bị mắc bệnh.

- Những học sinh đã mắc BRM sẽ không tiến triển hoặc không có biến chứng xảy ra. Như vậy, học sinh được áp dụng biện pháp can thiệp bằng tư vấn điều trị theo các mức độ tổn thương răng miệng khác nhau.

+ Tất cả học sinh đều được áp dụng phương pháp tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ răng miệng tại trường và tại gia đình.

+ Tất cả học sinh đều được khám bệnh răng miệng định kỳ 6 tháng khám một lần. Những học sinh mắc BRM ngoài việc được tuyên truyền giáo dục sức khoẻ còn được tư vấn điều trị, phòng bệnh phù hợp với mức độ tổn thương.

+ Các học sinh thuộc nhóm đối chứng được theo dõi, giám sát trong thời gian nghiên cứu. Những học sinh mắc BRM thì đều được cán bộ trạm y tế xã tư vấn điều trị phù hợp với mức độ của bệnh tuy nhiên không triển khai hoạt động can thiệp tại đây.

2.4.2.1. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhóm nòng cốt trong công tác quản lý và chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh.

Tại trường học: nhóm nghiên cứu đã tập huấn và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhóm nòng cốt. Trong trường tiểu học thì giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên quản lý , sát sao, quan tâm dành nhiều thời gian đến học sinh nhất. Đối với mỗi trường can thiệp có các giáo viên chủ nhiệm, một giáo viên phụ trách công tác đội, cán bộ y tế học đường và Ban giám hiệu nhà trường sẽ được tham gia tập huấn, các thành phần này ngoài việc được tiếp nhận kiến thức mới về bệnh răng miệng, các kỹ năng truyền thông, giám sát, điều hành còn được tư vấn về công tác quản lý, theo dõi, đánh giá kết quả

46

hoạt động, trực tiếp xây dựng kế hoạch giảng dạy các nội dung chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh.

Tại cộng đồng: nhóm nghiên cứu tổ chức tập huấn cho các thành phần cán bộ trạm Y tế xã, nhân viên Y tế thôn bản , các trưởng thôn bản người về kỹ năng truyền thông, các kiến thức về bệnh răng miệng. Đối tượng này sẽ là nòng cốt triển khai các hoạt động tại thôn bản và các hộ gia đình nhằm tác động trực tiếp và gián tiếp đến phụ huynh học sinh để thay đổi hành vi trong chăm sóc sức khoẻ BRM cho học sinh.

- Nhóm nòng cốt tổ chức tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ về CSSKRM (cách chải răng, thức ăn có lợi và có hại cho răng, các thói quen xấu cần tránh, tiến triển của bệnh sâu răng, viêm lợi, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống bênh sâu răng, viêm lợi…) cho học sinh và phụ huynh học sinh, một tháng 1 lần tại thôn, bản.

- Tập huấn cho Ban chỉ đạo về phương pháp chỉ đạo, điều hành và giám sát các hoạt động can thiệp được triển khai tại 2 trường.

2.4.2.2. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ

Trong 6 tháng đầu tiến hành truyền thông giáo dục sức khoẻ trực tiếp tại trường cho tất cả học sinh 1buổi/tháng được thực hiện bởi giáo viên nhà trường và cán bộ y tế, cán bộ y tế trường học.

Tổ chức truyền thông giáo dục sức khoẻ trực tiếp tại thôn (nói chuyện sức khoẻ) cho phụ huynh học sinh 1 buổi/tháng về chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho trẻ em, được thực hiện bởi nhân viên y tế thôn bản tại các thôn.

Phối hợp với các chương trình y tế khác để tổ chức thăm hộ gia đình và giáo dục cho mọi người trong gia đình nhằm thay đổi hành vi chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh của phụ huynh, phần này được thực hiện bởi nhân viên y tế thôn bản.

Truyền thông gián tiếp trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn 2 lần/tháng về bệnh răng miệng, các biện pháp phòng bệnh.

Các thiết bị phục vụ cho công tác truyền thông và tập huấn, hội thảo: tranh ảnh tuyên truyền, tài liệu phát tay…

47

2.4.2.3. Khám phát hiện sớm BRM

Cán bộ Y tế bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm Y tế, Y tế xã trong nhóm nòng cốt sẽ phối hợp tổ chức khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện mức độ mắc bệnh để tư vấn điều trị, thông báo cho gia đình, nhà trường về tình hình mắc bệnh của học sinh để có hướng xử trí kịp thời, phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra, chuyển học sinh lên tuyến trên để điều trị các biến chứng do sâu răng, viêm lợi gây ra.

2.4.2.4. Tư vấn điều trị bệnh răng miệng

- Trong quá trình khám phát hiện BRM đồng thời tiến hành thông báo sức khỏe của học sinh cho phụ huynh và giáo viên, ban giám hiệu nhà trường. Những học sinh bị mắc BRM và có những bệnh liên quan được giới thiệu điều trị ở các cơ sở Y tế.

- Những học sinh mới mắc bệnh ở mức độ nhẹ thì được tư vấn về các phương pháp phòng bệnh.

- Những học sinh mắc BRM ở mức độ trung bình cần phải điều trị thì được tư vấn đến các cơ sở Y tế khám chữa bệnh ban đầu hoặc các phòng khám chuyên khoa răng để điều trị

- Những học sinh bị mắc bệnh nặng hoặc có biến chứng cần phải điều trị lâu dài hoặc phải phẫu thuật thì tư vấn đến các phòng khám chuyên khoa răng để điều trị.

2.4.2.5. Giảng dạy kiến thức về chăm sóc sức khoẻ RM cho học sinh

- Nhóm nòng cốt của nhà trường sẽ tiến hành giảng dạy kiến thức BRM cho học sinh kết hợp trong các bài học chính khoá, các buổi sinh hoạt cuối tuần về:

- Kiến thức nha khoa cơ bản về vệ sinh răng miệng, nắm vững và từng bước thực hành chải răng đúng phương pháp để phòng bệnh viêm lợi và sâu răng; lợi ích của fluor nói chung và cách xúc miệng với dung dịch NatriFluor nói riêng trong việc phòng ngừa bệnh SR.

- Giáo dục cho học sinh có thói quen đánh răng ngay sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ nhằm loại trừ mảng bám, loại trừ vi khuẩn để bảo vệ hàm răng.

48

- Hướng dẫn học sinh biết cách lựa chọn bàn chải tốt, thích hợp và cách giữ gìn bản chải của mình. Biết chọn những thức ăn tốt cho răng và lợi, tránh thức ăn đồ uống có hại cho răng.

- Về chăm sóc răng miệng hằng ngày: sẽ được thầy cô giáo và cán bộ y tế thường xuyên nhắc nhở vệ sinh răng miệng, nhổ răng sữa đúng lúc, lấy cao răng, hàn răng sâu, điều trị các bệnh quanh răng.

2.4.2.6. Xúc miệng dung dịch fluor 0,2 %

- Cán bộ y tế học đường của nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm (đã được tập huấn) sẽ trực tiếp pha dung dịch fluor, cho học sinh súc miệng, một tuần một lần bằng dung dịch flour 0,2 %.

- Phát bàn chải, thuốc đánh răng cho học sinh nhóm can thiệp. Hướng dẫn cách thực hành chải răng tại lớp sau bữa ăn trưa và buổi tối trước khi đi ngủ ở nhà.

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)