miệng cho học sinh và cộng đồng
Thái Lan đã tổ chức chiến dịch truyền thông phòng bệnh trong cả nước với sự tham gia của hàng ngàn bác sỹ đã tác động đến đại đa số người dân trong cộng đồng hưởng ứng tham gia. Hoạt động truyền thông không những nâng cao kiến thức cho người dân về phòng bệnh mà còn huy động cộng đồng, các tổ chức xã hội cùng chung tay hỗ trợ, giúp đỡ cho các nhà trường, các cơ sơ y tế đẩy mạnh công tác khám và phát hiện bệnh răng miệng, sâu răng cho học sinh [73].
Giáo viên đóng một vai trò chủ yếu trong công tác tuyên truyền giáo dục CSRM. 100 % học sinh được giáo dục CSRM trong giờ chính khoá nên giáo viên là thành phần quan trọng trong truyền thụ kiến thức, kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân [59], [60]. Ngoài việc giảng dạy văn hoá thường ngày, họ còn cung cấp kiến thức về vệ sinh răng miệng cho các em, vừa là chất men xúc tác giúp cho các em tự có ý thức về tình trạng răng miệng của mình, cũng như thúc đẩy các em chuyển đổi những thói quen xấu, những nhận thức sai lầm thành một số nề nếp sinh hoạt có hiệu quả như: chải răng ngay sau khi ăn và vào buổi tối trước khi đi ngủ, hạn chế các thức ăn ngọt, khám răng định kỳ và điều trị sớm. Theo Trịnh Đình Hải (2000) nếu HS giảm được ăn vặt và ăn đồ ngọt vào buổi tối hàng ngày thì sẽ giảm được 30-50 % tỷ lệ sâu răng [17].
Nghiên cứu của Đào Thị Dung thì hầu hết các giáo viên đều coi công tác NHĐ là rất quan trọng cần phải được quan tâm, phát huy. Những khó
31
khăn của giáo viên là thiếu tài liệu, dụng cụ, tranh ảnh mô hình khi giảng dạy. Theo họ nên có nhiều mô hình bàn chải để các cháu thực hành tại lớp, nhất là các băng hình có nội dung về chăm sóc sức khoẻ RM. Giáo dục CSRM cho HS là do gia đình và nhà trường, nhưng giáo viên và PHHS phải có kiến thức, việc trang bị kiến thức cho giáo viên đơn giản hơn nhiều lần so với trang bị cho phụ huynh. Vì vậy nâng cao kiến thức CSRM cho giáo viên là điều rất cần thiết vì giáo viên là người trực tiếp hàng ngày gần gũi với học sinh. Giáo viên dễ truyền đạt và học sinh tiếp thu sẽ có hiệu quả hơn sự giáo dục, hướng dẫn của phụ huynh [13].
Qua các nghiên cứu khác như của Trịnh Đình Hải, Đào Thị Ngọc Lan, Lương Ngọc Châm…thì cần tăng cường tập huấn hoặc cung cấp thêm cho giáo viên tài liệu, mô hình dụng cụ giảng dạy để giúp họ truyền thụ kiến thức về CSRM cho học sinh tốt hơn, mặt khác giáo viên cũng gần gũi với học sinh hơn, được học sinh tin tưởng hơn và dễ nghe lời hơn cán bộ YTHĐ. Hiện nay hơn 60 % giáo viên chưa được tập huấn thêm kiến thức CSRM, 70 % cán bộ y tế nhà trường chưa có kiến thức chuyên môn về nha học đường vì vậy công tác giáo dục sức khoẻ đến học sinh chưa được thực hiện thường xuyên [17], [28], [9].
Theo Dương Thị Truyền và cộng sự khi tiến hành hoạt động NHĐ đã tập huấn cho giáo viên hàng năm vào kỳ nghỉ hè. 100 % giáo viên tham gia giảng dạy, hướng dẫn học sinh đánh răng, súc miệng dung dịch fluor. Sau kiểm tra kiến thức về CSRM tỷ lệ học sinh có kiến thức CSRM đạt tăng rõ rệt ở học sinh lớp 2, 3, 4 [44].
Nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Hạnh đã cho biết giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong truyền thụ cho HS kiến thức phòng bệnh và nhắc nhở các em vệ sinh RM, nhưng ngay cả giáo viên cũng có tới 43,9 % có kiến thức chưa đầy đủ về CSRM, nên sự truyền đạt kiến thức CSRM cho HS sẽ khó khăn và không đầy đủ, vì vậy phải tập huấn cho giáo viên về kiến thức phòng bệnh răng miệng là việc rất cần thiết trong chương trình NHĐ mà từ trước tới nay ít được quan tâm đến [21].
Việc tuyên truyền phòng bệnh giúp cho cộng đồng có kiến thức, kỹ năng và từ đó có thay đổi về nhận thức, quan điểm dẫn đến thay đổi thói quen
32
chăm sóc răng miệng. Theo Đàm Khải Hoàn thì truyền thông cho người dân tộc phải mang tính thường xuyên, tổ chức hàng tuần, hàng tháng, thực hiện bằng nhiều hình thức truyền thông đặc biệt là sử dụng các biện pháp truyền thông trực tiếp để có thể tác động trực tiếp đến hành vi học sinh và người dân trong cộng đồng [23], [24]. Truyền thông sẽ tác động đến cả một cộng đồng còn điều trị chỉ tác động đến cá nhân người bệnh tại bệnh viện.