0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Hiệu quả của biện pháp truyền thông nâng cao KAP cho học sinh,

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI MÔNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 130 -133 )

giáo viên và phụ huynh học sinh trong phòng bệnh răng miệng

4.3.2.1. Kiến thức phòng BRM của học sinh

Sau can thiệp, kiến thức phòng bệnh của học sinh đã được cải thiện đáng kể: Ở thời điểm trước can thiệp, không có sự khác biệt khi so sánh về kiến thức phòng BRM của học sinh giữa nhóm can thiệp và đối chứng (p>0,05). Ở thời điểm sau can thiệp có sự cải thiện rõ rệt về kiến thức trong nhóm can thiệp khi so sánh với nhóm đối chứng (p<0,001), so sánh trước và sau can thiệp trong nhóm can thiệp đã có sự khác biệt rõ rệt (p<0,001), so sánh trước và sau can thiệp trong nhóm đối chứng chưa thấy có sự khác biệt (p>0,05), sau can thiệp sự thay đổi kiến thức của học sinh thuộc nhóm can thiệp ở mức “tốt” đạt 36,9 %. Trong các nghiên cứu khác cũng cho thấy can thiệp bằng truyền thông sẽ tác động nhiều đến kiến thức của học sinh và làm thay đổi cả thái độ và thực hành phòng bệnh của học sinh [7], [24]. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thái Hồng khi tiến hành can thiệp bằng các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh và phụ huynh học sinh về sức khỏe răng miệng và kết quả về kiến thức trước và sau can thiệp đã tăng từ 46 % lên 84,7 % [25]. Các nghiên cứu khác như Trịnh Đình Hải (2000) tại Hải Dương, Nguyễn Lê Thanh (2006) tại Bắc Cạn khi triển khai các hoạt động của chương trình Nha học đường đối với học sinh tiểu học cũng cho kết quả tương tự [17], [34].

Tại Hàn Quốc, theo nghiên cứu của Soo-Myoung Bae (2011) về hoạt động của chương trình sức khỏe răng miệng ở học sinh phổ thông, trong quá trình can thiệp thì nghiên cứu cũng thực hiện về các nội dung của chương trình Nha học đường do WHO đưa ra và qua kết quả đánh giá thì kiến thức phòng bệnh răng miệng của học sinh đã có sự thay đổi rõ rệt đặc biệt là cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày (p<0,001) [101].

116

4.3.2.2. Thái độ phòng BRM của học sinh

Ở thời điểm trước can thiệp, không có sự khác biệt khi so sánh về thái độ phòng BRM của học sinh giữa nhóm can thiệp và đối chứng (p>0,05). Thời điểm sau can thiệp có sự cải thiện rõ rệt về thái độ phòng bệnh trong nhóm can thiệp khi so sánh với nhóm đối chứng (p<0,05). So sánh trước và sau can thiệp trong nhóm can thiệp đã có sự khác biệt rõ rệt (p<0,01). Trước và sau can thiệp trong nhóm đối chứng chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05), sự thay đổi thái độ của học sinh ở mức “tốt” của nhóm can thiệp tăng 42,9 %. Trong nghiên cứu này, thái độ phòng bệnh răng miệng của học sinh cao hơn so với kiến thức và thực hành xong không bền vững và chủ yếu trả lời theo cảm ứng. Thực tế tỷ lệ việc vệ sinh răng miệng hàng ngày thì lại thấp và còn nhiều hạn chế.

4.3.2.3. Thực hành phòng BRM của học sinh

Thực hành phòng bệnh răng miệng của học sinh có sự thay đổi nhiều nhất sau khi thực hiện các hoạt động can thiệp. Ở thời điểm trước can thiệp, không thấy sự khác biệt khi so sánh về thực hành phòng BRM của học sinh giữa nhóm can thiệp và đối chứng (p>0,05). Thời điểm sau can thiệp có sự cải thiện rõ rệt về thực hành phòng bệnh trong nhóm can thiệp khi so sánh với nhóm đối chứng (p<0,001). So sánh trước và sau can thiệp trong nhóm can thiệp đã có sự khác biệt rõ rệt (p<0,001). So sánh trước và sau can thiệp trong nhóm đối chứng chưa thấy có sự khác biệt (p>0,05). Biện pháp can thiệp đã làm thay đổi về thực hành của học sinh ở mức “tốt” sau can thiệp, hiệu quả can thiệp đối với thực hành tăng 68,3 %

Trong nghiên cứu của Đào Thị Dung thì có tới 50,45% HS thực hành chưa đúng về CSRM [12], [13], cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (28,6 %) cũng phù hợp với số HS có kiến thức không đạt về CSRM (38,1 %). Đa số các em đánh răng một lần vào buổi sáng khi ngủ dậy, một số đánh răng ngày hai lần sáng và tối nhưng không có học sinh nào đánh răng theo cách tốt nhất đó là sau mỗi bữa ăn. Nếu thực hành chải răng không tốt hoặc không

117

đúng phương pháp, không những không sạch hết mảng bám răng mà còn có thể gây mòn cổ răng.

Theo Nguyễn Lê Thanh cho thấy 70,5% HS quận Cầu Giấy Hà Nội không đi khám răng miệng hàng năm [34]

Nghiên cứu của Lê Thị Kim Oanh (2002), v ề Khảo sát kiến thức và tình trạng vệ sinh răng miệng của học sinh tiểu học tỉnh Long An cho biết có 55,70% người chưa bao giờ đi đến phòng răng, dù có bệnh về răng. Nông thôn ở nông thôn và vùng núi là 48% người dân không chải răng thường xuyên [33]. Nghiên cứu của Phùng Thanh Lý, Lê Thu Hà, Đào Bích Thủy khi nghiên cứu về hiệu quả can thiệp của chương trình sức khỏe răng miệng ở trường tiểu học Đức Xuân tỉnh Bắc Cạn thì sau can thiệp KAP của học sinh đã được cải thiện tăng từ 40,8 % lên 83,1 %. Số học sinh được xúc miệng bằng dung dịch Flour tăng từ 74,6 % tăng lên 99,2%. Giảm tỷ lệ học sinh sử dụng chất ngọt (đường) từ 71,5 % xuống 18,5 % [76].

4.3.2.4. Đối với KAP phòng bệnh răng miệng của giáo viên

Ở thời điểm trước can thiệp, KAP phòng BRM của giáo viên giữa hai nhóm can thiệp và đối chứng không có sự khác biệt (p>0,05). Thời điểm sau can thiệp, KAP phòng BRM của giáo viên đã có sự thay đổi và có sự khác biệt khi so sánh giữa hai nhóm can thiệp và đối chứng (p<0,001). So sánh tỷ lệ KAP phòng BRM của giáo viên trong nhóm can thiệp đã có sự khác biệt ở thời điểm trước và sau can thiệp (p<0,05). Kiến thức và thực hành trong nhóm đối chứng tại thời điểm trước và sau can thiệp có sự khác biệt với p<0,05. Hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với kiến thức phòng BRM của giáo viên đạt 74,9 %, thái độ của giáo viên đạt 61,6 %, thực hành đạt 76,8 %.

Giáo viên là đối tượng rất quan trọng trong việc truyền đạt những kiến thức và hướng dẫn, giảng dạy học sinh về phòng bệnh học đường trên lớp. Ở những nơi vùng cao, vùng sâu, vùng xa thì kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh răng miệng của giáo viên còn thấp xong nếu có sự tác động bằng các hình thức đào tạo thì giáo viên sẽ người sẽ đạt được những kết quả cao nhất so với các đối tượng khác như phụ huynh học sinh, cán bộ UBND xã...

118

4.3.2.5. Đối với KAP trong phòng chống BRM của phụ huynh học sinh

Trước can thiệp, KAP phòng BRM của phụ huynh học sinh giữa hai nhóm can thiệp và đối chứng không có sự khác biệt (p>0,05), thời điểm sau can thiệp, KAP phòng BRM của phụ huynh đã có sự thay đổi và có sự khác biệt khi so sánh giữa hai nhóm can thiệp và đối chứng (p<0,001). So sánh tỷ lệ KAP phòng BRM của phụ huynh trong nhóm can thiệp đã có sự khác biệt ở thời điểm trước và sau can thiệp (p<0,05). KAP của nhóm đối chứng tại thời điểm trước và sau can thiệp chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Trong quá trình thực hiện can thiệp, phụ huynh học sinh đã được truyền thông, tư vấn và phát triển các cuộc thảo luận trong buổi họp thôn, học tập, sinh hoạt cộng động mà từ đó KAP của phụ hunh đã tăng lên đáng kể. Hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với kiến thức phòng BRM của phụ huynh tăng 47,5 %, thái độ tăng 31,2 %, thực hành tăng 35,0 %.

Đây là điều kiện ban đầu, thuận lợi để phụ huynh có thể trực tiệp hướng dẫn con mình làm tốt vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên trình độ nhận thức của phụ nữ người Mông còn thấp và còn ảnh hưởng của phong tục tập quán.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI MÔNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 130 -133 )

×