Nghiên cứu bệnh viêm lợi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 29 - 31)

Theo kết quả điều tra của viện Răng Hàm Mặt Hà Nội phối hợp với trường đại học Nha khoa Adelaide (Australia) năm 2006 [63] cho thấy: Tỷ lệ bệnh viêm lợi theo lứa tuổi, cụ thể như sau: Trẻ 6-8 tuổi: 50,5 %, Trẻ 9-11 tuổi: 81,7 %, trẻ 12-14 tuổi: 90,9 %. Tỷ lệ chảy máu lợi theo lứa tuổi, cụ thể như sau: Trẻ 6-8 tuổi: 42,7 %, trẻ 9-11 tuổi: 69,2 %, trẻ 12-14 tuổi: 72,4 % [21]

Bệnh viêm lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra; cụ thể như thiếu sinh tố, sang chấn khớp cắn, vi khuẩn và vệ sinh răng miệng kém. Trong đó, nguyên nhân chính là do vi khuẩn và vệ sinh răng miệng kém. Những yếu tố này sẽ tạo nên mảng bám và là nguyên nhân chính gây ra viêm lợi.

Mảng bám được hình thành do các chất từ thức ăn, các men của vi khuẩn như Carbohydraze, Neuraminidaze tác động lên acid Syalic của Mucin nước bọt lắng đọng hình thành mảng kết tủa bám vào răng. Lúc đầu những mảng bám là vô khuẩn vì chưa có vi khuẩn. Khi đã hình thành trên mặt răng, mảng này tạo thành chất tựa hữu cơ cho vi khuẩn thâm nhập. Các vi khuẩn sẽ định cư và phát triển hình thành mảng bám răng hay mảng vi khuẩn. Mảng bám răng hình thành và phát triển đòi hỏi một môi trường sinh lý thích hợp,

15

phải có chất dinh dưỡng đặc biệt là đường Sarcaroze. Tùy theo thời gian, mảng bám có thể dầy 50-2000 μm [8], [14].

Về cấu trúc tổ chức học, 70,0 % mảng bám răng là vi khuẩn, 30,0 % là chất tựa hữu cơ. Thành phần vi khuẩn của mảng bám răng là khác nhau tùy thuộc vào thời gian. Trong 2 ngày đầu chủ yếu là cầu khuẩn gram dương, 2 ngày tiếp theo có thoi trùng và vi khuẩn sợi phát triển, từ ngày thứ tư đến ngày thứ 9 có xoắn khuẩn, khi mảng bám răng già thì vi khuẩn hình sợi chiếm tới 40,0 %, vi khuẩn yếm khí và xoắn khuẩn.

Mảng bám bám chắc vào răng, không bị bong ra do xúc miệng hoặc chải răng qua loa. Có thể loại trừ mảng bám bằng việc chải răng đúng kĩ thuật, hạn chế ăn đường và vệ sinh răng miệng sau khi ăn hoặc dùng biện pháp hóa học.

Các yếu tố nguy cơ gây viêm lợi bao gồm: các yếu tố tại chỗ và toàn thân ảnh hưởng đến việc tích tụ mảng bám răng hoặc làm biến đổi phản ứng đáp ứng của tổ chức quanh răng đối với mảng bám răng [6].

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước còn cho thấy các yếu tố có thể làm tăng khả năng viêm lợi sau đây: di truyền, những người mẫn cảm với bệnh thường có cơ địa di truyền, nghĩa là trong gia đình có bố hay mẹ bị viêm lợi thì các con của họ cũng dễ bị viêm lợi. Theo Trịnh Đình Hải báo cáo tại Hội nghị Nha khoa Châu Á Thái Bình Dương năm 2011 thì tỷ lệ viêm lợi chung ở Việt Nam là 30 %, qua thực hiện các nội dung của chương trình Nha học đường thì tỷ lệ viêm lợi đã có nhiều thay đổi, giảm tỷ lệ viêm lợi từ 60 % (2000) xuống còn 30 % (2011). Tuy nhiên cũng có những địa bàn mà tỷ lệ viêm lợi thấp hơn như ở Hải Dương là 19,28 %. Theo báo cáo công tác y tế trường học tại tỉnh Yên Bái năm 2011 là 57,4 %. Công tác truyền thông còn hạn chế, đặc biệt ở các xã vùng cao, vùng sâu vùng xa thì công tác này còn là điều rất mới. Hầu như các hoạt động chăm sóc răng miệng mới chỉ được triển khai ở khu vực thành thị, nơi có nền kinh tế phát triển còn ở các địa phương, các tỉnh miền núi chưa được triển khai cụ thể [31], [45]. Chương trình Nha học đường tuy đã được triển khai nhưng chưa được bao phủ toàn diện cũng chỉ chủ yếu tập trung ở thành thị, các hoạt động còn nghèo nàn chưa tập trung hướng về cộng đồng do đó tỷ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi còn cao.

16

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)