Mô hình can thiệp đã triển khai các hoạt động đặc biệt là tập trung vào công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức, thực hành cho học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong phòng bệnh răng miệng. Mô hình can thiệp đã huy động được cộng đồng tham gia nhất là cán bộ nhân viên y tế đã phối hợp đồng bộ với trưởng thôn bản, các ngành ở thôn bản để tư vấn, thăm hộ gia đình và truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, đã tiến hành 3200 lượt thăm hộ gia đình, 234 cuộc nói chuyện sức khỏe tại thôn bản. Ngoài ra UBND xã còn phát các bài truyền thông trên hệ thống loa truyền thanh của xã 1 tháng là 1-2 lần tổng cộng 250 lần. Cán bộ y tế đã tăng cường phối hợp với giáo viên, ban giám hiệu nhà trường để triển khai các hoạt động truyền thông và khám sức khỏe răng miệng định kỳ, phát hiện sớm và xử trí
114
kịp thời cho hàng trăm học sinh mắc bệnh răng miệng được điều trị đúng phác đồ, không để có biến chứng của sâu răng viêm lợi ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh...Mô hình đã thu hút được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương đã cùng chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài huyện để triển khai các hoạt động can thiệp đảm bảo tiến độ đề ra.
Vũ Thị Kiều Diễm và Nguyễn Thị Thảo (2011) khi nghiên cứu thực trạng vệ sinh răng miệng và hiệu quả của việc theo dõi chải răng ở một số trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy thực sự có hiệu quả và cải thiện rõ rệt tình trạng sâu răng của học sinh trước và sau can thiệp của nhóm can thiệp và có ý nghĩa thống kê với p<0,001 [109]. Tại Thái Lan với nghiên cứu của Thamrongloahaphan Damrong (2011) khi nghiên cứu về mô hình can thiệp về truyền thông nâng cao kiến thức và thói quen vệ sinh răng miệng ở trường tiểu học cũng cho thấy khi đánh giá đầu ra của mô hình và cho thấy kiến thức của học sinh tăng 39,9 %, mô hình thực sự đem lại hiệu quả trong việc cải thiện môi trường sức khỏe răng miệng. Theo Hiroshi OGAWA (2010) tại Nhật Bản đã thực hiện chương trình truyền thông và cho 770,000 học sinh tiểu học, trường nội trú tham gia chương trình xúc miệng dung dịch Flour để tăng cường sức khỏe răng miệng từ và sau khi kết thúc can thiệp năm 2011 thì tỷ lệ sâu răng sữa và sâu răng vĩnh viễn đã giảm từ 25-35 %, tăng tỷ lệ kiến thức hiểu biết về bệnh răng miệng từ 37 % lên 51 %, “Hiệu quả quan trọng của chương trình là đã thu hút được sự quan tâm của cộng
động đến sức khỏe răng miệng cho học sinh tại các trường học” (Hiroshi
OGAWA) [65].
Nghiên cứu can thiệp của Đào Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thái Hồng, Đào Thị Dung và các nghiên cứu khác cho thấy khi tác động bằng các hoạt động cụ thể như truyền thông, khám sức khỏe răng miệng định kỳ, tư vấn điều trị hoặc giảng dạy kiến thức về bệnh răng miệng đều đem lại hiệu quả và đặc biệt là có những tác động quan trọng đến các tầng lớp nhân dân trong xã hội và góp phần làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ em và học sinh [13], [25], [28]. Học sinh được tăng cường các kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân đặc biệt là vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng khi ở
115
trường và ở nhà. Tại Hải Dương, nghiên cứu can thiệp của Trịnh Đình Hải đã cung cấp một kiến thức lớn cho học sinh, giáo viên về các biện pháp dự phòng răng miệng tại trường [28].