Năm 2001, Trần Văn Trường và Trịnh Đình Hải thông báo tình trạng sâu răng trẻ em theo kết quả cuộc điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc được thực hiện từ năm 1999-2001: tỷ lệ sâu răng ở trẻ 9-11 tuổi là 56,3 % (với răng sữa), 54,6 % (với răng vĩnh viễn) và chỉ số SMTR là 1,96 (với răng sữa), 1,19 (với răng vĩnh viễn) [49]. Tỷ lệ sâu răng ở trẻ 6-8 tuổi là khá cao, cụ thể như sau: tỷ lệ sâu răng là 84,9 % (với răng sữa), 56,3 % (với răng vĩnh viễn) và chỉ số SMTR răng vĩnh viễn là 5,4; smtr răng sữa là 12,9. Kết quả cho thấy, tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam có xu hướng gia
11
tăng cả về tỷ lệ sâu và chỉ số SMTR trong khoảng thời gian từ 1983 đến 1991 [49], [51], các bệnh quanh răng cũng tỷ lệ thuận với bệnh sâu răng.
Tỷ lệ sâu răng ở miền núi cao hơn so với ở đồng bằng và ở miền Bắc là thấp hơn so với miền Nam. Trẻ nhỏ ở hầu hết các vùng có chỉ số SMTR là khá cao, vào khoảng 6,0; Chỉ có vùng đồng bằng sông Hồng chỉ số này là thấp hơn, dao động khoảng từ 3,0 đến 3,5 [28], [43], [47]. Vùng đồng bằng sông Hồng, lứa tuổi 6-8 có tỷ lệ sâu răng sữa là 72,3 % và tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 10,3 %; lứa tuổi 9-11 tuổi có tỷ lệ sâu răng sữa là 53,2 %; và tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 50,7 % [43], [55]. Kết quả điều tra răng miệng toàn quốc của Viện Răng Hàm mặt năm 2000 cho thấy tỷ lệ sâu răng tại Việt Nam tăng lên so với kết quả điều tra lần 1 được tiến hành vào năm 1990 [16], [17].
Theo nghiên cứu của Viện Răng Hàm mặt năm 2000, tại Hà Nội tỷ lệ sâu răng của trẻ em lứa tuổi 6-12 tuổi là 57,02 %. Trẻ 6 tuổi có tỷ lệ sâu răng là 64,95 % (với răng sữa); chỉ số SMTR răng vĩnh viễn là 5,4 [12], [16].
Năm 2000, Viện RHM Hà Nội và Viện RHM Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành điều tra sức khỏe răng miệng ở Việt Nam và thấy tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi 10-12 là 55,69 %, tuổi 15 là 60,33 %, tỉ lệ bệnh viêm quanh răng còn cao hơn và thấy rằng nhu cầu điều trị bệnh răng miệng rất lớn và cấp bách đặc biệt đối với học sinh ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa [17], [28].
Năm 2001, Viện Răng hàm mặt Hà Nội phối hợp với trường đại học Nha khoa Adelaide (Australia) tổ chức điều tra sức khoẻ răng miệng qui mô toàn quốc và cho kết quá 84,9 % trẻ em 6-8 tuổi sâu răng sữa, chỉ số smtr răng sữa là 4,6, 64,1 % trẻ em 12- 14 tuổi sâu răng vĩnh viễn và 78,55 % có cao răng, SMTR răng vĩnh viễn là 3,2 [16], [17].
Năm 2007, Đào Thị Dung đã thực hiện một nghiên cứu tại các trường tiểu học của quận Đống Đa, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ sâu răng sữa là khá cao (63,19 %), chỉ số SMTR là 3,75. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 20,3 %, chỉ số SMTR là 0,42. Điều này cho thấy, tỷ lệ sâu răng của học sinh không có chiều hướng giảm [13]. Qua các nghiên cứu cho chúng ta biết nhu cầu điều trị cho các em học sinh về bệnh răng miệng rất lớn để đảm bảo học tập cũng như sức khoẻ của học sinh. Chỉ số SMTR răng vĩnh viễn trong
12
các nghiên cứu này tương đối cao trên 3,0, vì bản thân các em học sinh ở các khu vực chưa có ý thức giữ gìn và vệ sinh răng miệng tốt nên chỉ số răng sâu, mất, trám đối với răng vĩnh viễn cao, tương đương với điều tra bệnh răng miệng toàn quốc năm 2001, chỉ số SMTR răng vĩnh viễn là 2,9. Chỉ số điều trị (hàn răng sâu) thấp 0,02. Nghiên cứu của Ngô Đồng Khanh, Vũ Thị Kiều Diễm và cộng sự điều tra kiến thức, thái độ, thực hành của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 cho biết có 70,8 % người chưa bao giờ đi đến phòng răng, dù có bệnh về răng. Nông thôn 72 % người dân không biết dùng bàn chải đánh răng [27]. Điều này phù hợp với báo cáo chung hàng năm về nha học đường của các tỉnh những năm về trước, còn vài năm lại đây ý thức vệ sinh răng miệng của các em HS đã có nhiều cải thiện góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sâu răng xuống, xong ở vùng cao, vùng dân tộc ít người vẫn còn rất hạn chế. Theo Đào Thị Ngọc nghiên cứu về bệnh răng miệng của học sinh các dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2002 thì tỷ lệ bệnh sâu răng và viêm lợi ở học sinh người dân tộc thiểu số như người Mông, Dao, chiếm tỷ lệ cao 75-80 % đối với bệnh sâu răng, 61,5 % đối với bệnh viêm lợi [28]
Việt Nam là 1 trong 20 quốc gia có tỷ lệ mảng bám răng cao nhất thế giới. Theo nghiên cứu của Nguyễn Cẩn, Ngô Đồng Khanh cho rằng 78 % - 96 % người có độ tuổi 11 - 15 có mảng bám răng [27]. Tỷ lệ bệnh nha chu ở Việt Nam cao, Tỷ lệ bệnh sâu răng và số trung bình răng sâu mất trám (SMTR) gia tăng theo tuổi. SMTR ở trẻ 11-12 tuổi là 1,2 ở các tỉnh thành phía Bắc và 2,9 ở các tỉnh thành phía Nam. Mức độ trầm trọng sâu răng ở miền Nam cao gấp 2 lần miền Bắc ở các nhóm tuổi. Tỷ lệ hiện mắc và mức độ trầm trọng bệnh sâu răng gia tăng ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Theo báo cáo của Ngô Đồng Khanh, Nguyễn Hồng Lợi, Nguyễn Văn Minh tại Hội nghị Nha học đường châu Á năm 2011 thì thực trạng bệnh răng miệng của học sinh tại các trường phổ thông từ năm 2000 đến nay Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động và đưa các nội dung của chương trình Nha học đường vào chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ em và thực trạng đã được cải thiện, chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn của trẻ em từ 8-12 tuổi giảm từ 2,8 (2000) xuống dưới 2 (2011) [81], [82]. Theo Trần Văn Trường (2004), tại hội nghị tổng kết Răng hàm mặt năm 2004 cho biết trẻ em 6-8 tuổi có 5,4 cái răng bị sâu, tuổi
13
càng thì tỷ lệ sâu răng càng tăng lên. Tỷ lệ sâu mất trám răng sữa và răng vĩnh viễn ở các tỉnh còn ở mức trung bình và cao [47]. So với các nước trong khu vực như Trung Quốc chỉ số SMTR lứa tuổi 10-12 ở mức trung bình từ 0,7 đến 5,5, ở Thái Lan là 2,4, ở Campuchia là 4,9, ở Philippin là 5,5, Việt Nam là 0,8 [47], [70].