Các chỉ số cho mục tiêu 3

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 66 - 67)

2.6.3.1. Nhóm các chỉ số thực hiện mô hình can thiệp

- Các chỉ số mô tả kết quả tổ chức thực hiện mô hình can thiệp + Về nhân lực: số người tham gia mô hình

+ Về vật lực: Số tài liệu được soạn thảo cho tập huấn, truyền thông, cơ sở vật chất sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

+ Về tổ chức mô hình: Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện mô hình can thiệp, phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban chỉ đạo, qui chế hoạt động.

- Các chỉ số về kết quả hoạt động của mô hình - Các chỉ số giám sát các hoạt động can thiệp

2.6.3.2. Nhóm các chỉ số mô tả kết quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ về chăm sóc sức khoẻ răng miệng

- Trong nghiên cứu định lượng: hiệu quả can thiệp đối với kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh, phụ huynh học sinh, của giáo viên nhà trường của hai nhóm trước và sau can thiệp

- Trong nghiên cứu định tính: đánh giá đối tượng (học sinh, PHHS, giáo viên) về kết quả truyền thông giáo dục sức khoẻ.

2.6.3.3. Nhóm các chỉ số về tư vấn điều trị

- Số học sinh được tư vấn điều trị.

- Số học sinh được chuyển tuyến trên điều trị - Số học sinh được tư vấn phòng các biến chứng.

2.6.3.4. Kết quả nâng cao năng lực cho nhóm nòng cốt trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động tại thôn, tại trường.

- Các lớp tập huấn đã được triển khai

52

2.6.3.5. Kết quả phối hợp các biện pháp can thiệp dự phòng đối với bệnh răng miệng của học sinh.

- Hiệu quả áp dụng các giải pháp can thiệp qua nghiên cứu định lượng. + Hiệu quả can thiệp đối với bệnh sâu răng: được tính toán dựa trên cơ sở tỷ lệ mắc bệnh sâu răng của 2 nhóm nghiên cứu và đối chứng tại hai thời điểm trước và sau can thiệp qua đánh giá cảm thụ.

+ Hiệu quả đối với bệnh viêm lợi: so sánh tỷ lệ mắc bệnh viêm lợi của 2 nhóm can thiệp và đối chứng tại 2 thời điểm trước và sau can thiệp qua đánh giá cảm thụ.

+ Hiệu quả can thiệp đối với bệnh sâu răng và sâu mất trám răng sữa và răng vĩnh viễn trước và sau can thiệp qua đánh giá cảm thụ.

+ Hiệu quả can thiệp đối với bệnh quanh răng: so sánh về tỷ lệ các biểu hiện bệnh quanh răng (cao răng, chảy máu chân răng) của hai nhóm can thiệp và đối chứng tại 2 thời điểm trước và sau can thiệp qua đánh giá cảm thụ.

+ Hiệu quả can thiệp qua khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh, PHHS, giáo viên nhà trường giữa 2 nhóm nghiên cứu và đối chứng tại 2 thời điểm trước và sau can thiệp.

* Đánh giá của cộng đồng về lợi ích của phương pháp can thiệp. * Những thông tin chung liên quan đến đối tượng nghiên cứu bỏ cuộc. - Hiệu quả áp dụng các giải pháp can thiệp trong nghiên cứu định tính + Đánh giá 6 cán bộ trong Ban chỉ đạo về hiệu quả can thiệp.

+ Đánh giá 16 cán bộ có liên quan về kết quả tham gia mô hình.

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)