4.1.2.1. Đối với bệnh sâu răng
Kết quả nghiên cứu 1370 học sinh tiểu học người Mông tại hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái đã phát hiện 978 mắc bệnh răng miệng chiếm 71,4 %, học sinh ở các trường có tần xuất mắc bệnh răng miệng tương đương nhau, ở trường Bản Công là 65,3 %, trường Nậm Có là 73,6 %, trường 67,5 %, trường Púng Luông là 78,8 % (biểu đồ 3.3). Trong số các em mắc bệnh răng miệng có 954 học sinh mắc sâu răng chiếm 69,6 % và 687 học sinh mắc bệnh viêm lợi chiếm 50,1 % (bảng 3.5), theo nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan (2002) [28] về bệnh sâu răng của học sinh tiểu học và trung học cơ sở các dân tộc tại tỉnh Yên Bái cho thấy tỷ lệ mắc bệnh sâu răng của học sinh tiểu học người Mông là 80 % cao hơn so với nghiên cứu này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện nay có khoảng 5 tỷ người trên thế giới mắc bệnh răng miệng, tập trung chủ yếu tại các nước Châu Á và Châu Mỹ La Tinh, ở các nước phát triển cũng không thua kém với 60-90 % trẻ em trong độ tuổi đi học mắc bệnh [56]. Hiện nay trên thế giới, bệnh sâu răng trở thành vấn đề được quan tâm. Theo nghiên cứu thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở một số nước trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến 2008, tỷ lệ trẻ từ 7 tuổi đến 12 tuổi mắc bệnh sâu răng rất cao trên 80 % [58], [59]. Tại Việt Nam, theo kết quả cuộc “Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc” của Viện Răng Hàm Mặt TP HCM thực hiện, tỷ lệ trẻ bị sâu răng trong nhóm tuổi 6-8 là 25,4 % và tăng lên theo từng nhóm tuổi lần lượt là 54,6 % ở nhóm 9-11 tuổi; 64,1 % ở nhóm 12-14 tuổi và 68,6 % ở nhóm 15-17 tuổi [49], [51]. Cuộc khảo sát cũng cho thấy một kết quả "đáng giật mình" là hai phần ba số trẻ 6- 12 tuổi không khám răng miệng thường xuyên dẫn đến 85 % học sinh tiểu học bị sâu răng và 100 % học sinh không thực hiện chải răng đầy đủ 3 lần một ngày [28]. Những trẻ này thường lơ là, trốn chải răng hay chỉ súc miệng sơ
100
qua bằng nước lã trước khi đi ngủ. Điều này rất đáng quan tâm vì việc vệ sinh răng miệng kém sẽ tạo điều kiện gây nên bệnh sâu răng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, Liên đoàn Nha khoa quốc tế (FDI) cũng cảnh báo nước ta là một trong những nước có tỷ lệ trẻ em mắc bệnh sâu răng cao trên thế giới [56]. Theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2001 về sức khỏe răng miệng đã có hơn 85 % trẻ em từ 6-8 tuổi ở Việt Nam mắc bệnh sâu răng [49]. Tại Thái Lan, theo nghiên cứu của Khemwuttipong Apapunnee (2007-2010) về thực trạng sức khỏe răng miệng của học sinh ở tỉnh Trang cho thấy tỷ lệ sâu răng ở học sinh tiểu học là 79,5 % [70]. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (69,6 %). Nghiên cứu của Nguyễn Thái Hồng (2012) đối với học sinh từ 7-11 tuổi tại Bắc Cạn có tỷ lệ sâu răng tương đối cao chiếm 83,7 % [25], kết quả này cũng cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Các nghiên cứu và các điều tra cho thấy tỷ lệ bệnh răng miệng ở trẻ em còn cao và đều cao hơn so với nghiên cứu này (69,6 %). Phân bố bệnh sâu răng theo tuổi cũng thấy rằng bệnh tăng theo tuổi, học sinh 7 tuổi mắc sâu răng chiếm 67,5 %, 8 tuổi 69,6 %, 9 tuổi 67,2 %, 10 tuổi 69,3 % và cao nhất là 11 tuổi 74,7 %. Tỷ lệ viêm lợi cao nhất ở học sinh 11 tuổi là 54,3 %, thấp nhất là học sinh 7 tuổi là 48,0 % (bảng 3.5) tỷ lệ viêm lợi cũng tăng dần theo độ tuổi. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thái Hồng tại Bắc Cạn thì tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn tăng theo tuổi, tại Yên Bái theo báo cáo của Sở Y tế năm 2012, tỷ lệ sâu răng trung bình là 65,3 % và tăng theo độ tuổi kể cả răng vĩnh viễn và răng sữa [45]. Theo nghiên cứu của Phí Văn Toại (2010) về thực trạng bệnh sâu răng và viêm lợi ở trẻ em từ 3-5 tuổi ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình cho thấy tỷ lệ sâu răng ở trẻ 5 tuổi chiếm 57,4 %. Tỷ lệ viêm lợi là 38,8 % trong đó trẻ nam chiếm 58,2 % và nữ là 41,8 % [87]. Tỷ lệ SR ở nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả điều tra của viện RHM năm 2001 HS lứa tuổi 6-12 có tỷ lệ sâu răng là 57,0 % [49], còn tỷ lệ viêm lợi thấp hơn nghiên cứu của bệnh viện RHM trung ương, học sinh 6 đến 8 tuổi viêm lợi chiếm 68,5 % [49].
Qua tìm hiểu về tỷ lệ sâu răng tăng theo tuổi vì người Mông cũng như các dân tộc khác đều chưa quan tâm đến sức khỏe răng miệng, coi nhẹ các bệnh răng miệng, cho rằng bệnh này chưa ảnh hưởng ngay đến sức khỏe nên việc vệ sinh cá nhân và vệ sinh răng miệng không phải là vấn đề quan tâm từ đó tỷ lệ sâu răng, bệnh răng miệng tăng cao ở lứa tuổi trẻ em cắp sách đến trường. Đi học bán trú tại
101
trường lại không được sự quan tâm của giáo viên, không hướng dẫn vệ sinh răng miệng trên lớp, bản thân học sinh cũng không chải răng hàng ngày. Khi răng sữa bị tổn thương thì cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến mần răng của răng vĩnh viễn, trẻ cành lớn lên thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng theo tuổi.
Phân bố tỷ lệ sâu răng theo giới trong nghiên cứu này cũng tương đương với nhau, tỷ lệ sâu răng ở học sinh nam là 68,3 %, học sinh nữ là 71 % (bảng 3.8). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thái Hồng (2012) tại Bắc Cạn thì tỷ lệ sâu răng sữa ở nam là 44,6 %, nữ là 56,4 %, đối với răng vĩnh viễn ở nam là 59,8 %, nữ là 55,4 % [25]. Trong môi trường không được chăm sóc răng miệng thường xuyên thì nam cũng như nữ tỷ lệ sâu răng hay bệnh răng miệng đều giống nhau và không có sự khác biệt giữa nam và nữ [19], [21].
Trong số học sinh sâu răng của 4 trường thì đã có 62,9 % học sinh bị sâu răng sữa và 41,6 % học sinh sâu răng vĩnh viễn. Các trường, học sinh có tỷ lệ sâu răng sữa và răng vĩnh viễn là tương đương nhau (p>0,05). Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thái Hồng tại Bắc Cạn thì tỷ lệ sâu răng sữa chiếm 83,7 %, sâu răng vĩnh viễn là 42,4 % [25]. Nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan (2002) thì tỷ lệ sâu răng sữa là 64,95 %, răng vĩnh viễn là 41,04 %, kết quả này thấp hơn kết quả của chúng tôi. Nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan cho thấy Người Mông có tỷ lệ sâu răng sữa cao nhất (80 %), tiếp đến là người Tày (72,84 %) và Dao (70,69 %), sự khác biệt giữa các dân tộc có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) [28]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Habibah Y., B. S. Tan, Abd Muttalib K., C. Cheng, Che Salleh N., Abu. Talib Norain, Liawo V. (2011), khi nghiên cứu thực trạng sức khỏe răng miệng của học sinh 10-16 tuổi tại một số trường phổ thông ở Malaysia và cho thấy có 41,6 % học sinh bị sâu răng sữa và 28,9 % sâu răng vĩnh viễn [58], [64].
Nghiên cứu của Đào Thị Dung (2007) nghiên cứu về bệnh răng miệng ở một số trường tiểu học ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa chiếm 63,19 %, sâu răng vĩnh viễn là 20,21 % [13], tỷ lệ này cũng thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi. Là một tỉnh miền núi, điều kiện chăm sóc khỏe còn nhiều hạn chế nhất là chăm sóc sức khỏe răng miệng cho
102
học sinh chưa được quan tâm thường xuyên đến các xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, các phong tục tập quán lạc hậu về khám chữa bệnh còn tồn tại do đó tỷ lệ học sinh mắc bệnh răng miệng cao hơn so với các nghiên cứu ở các địa bàn khác là điều tất yếu. So sánh với thị xã Hoà Bình, tỷ lệ sâu răng sữa là 61,50 % , Tỉnh Tuyên Quang: 58,87 %; tỉnh Long An: 92 %, trên toàn quốc, trẻ em 6 tuổi sâu răng sữa 83,7 %. Trẻ em vùng núi phía Bắc 9-11 tuổi là 79,9 % (điều tra toàn quốc 2001- Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải) [49].
Về chỉ số sâu mất trám đối với răng sữa là 4,1, đối với răng vĩnh viễn là 1,6 (bảng 3.9). Trong nghiên cứu này, học sinh người Mông có tỷ lệ sâu răng cao do đó trung bình mỗi em bị sâu 3,3 cái răng sữa, 1,2 răng vĩnh viễn. Số răng sữa mất do sâu trung bình mỗi em là 0,7 cái, răng vĩnh viễn là 0,3. Tuy nhiên số lượng răng sâu nhiều nhưng chỉ số răng được hàn lại đối với răng sữa là 0,03, răng vĩnh viễn là 0,03, số lượng học sinh được hàn răng khi sâu là rất thấp. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Khemwuttipong Apapunnee (2011) khi đánh giá thực trạng chỉ số sâu mất trám của học sinh ở tỉnh Trang – Thai Lan (sâu mất trám răng sữa là 4,0, răng vĩnh viễn là 1.6) [70]. Theo phong tục của người Mông là không đi khám chữa bệnh khi có bệnh mà trước tiên phải mời thầy cúng đến nhà cúng ma khi không khỏi, bệnh nặng thì mới đưa đi đến các cơ sở y tế khám và chữa bệnh, do vậy tỷ lệ học sinh được khám và chữa răng còn thấp hầu như không có. Người Mông cho rằng bệnh răng miệng không quan trọng, khi mắc bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng. Theo nghiên cứu của Phạm Văn Liệu (2011) [18] về Thực trạng sức khỏe răng miệng của học sinh trường tiểu học Ngọc Sơn, Kiến An, Hải Phòng năm 2009 ở Trường Đại học Y Hải Phòng thì chỉ số sâu mất trám trung bình ở học sinh tuổi 6-11 tuổi là 0,8, thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn với nghiên cứu của Nguyễn Thái Hồng tại Bắc Cạn thì chỉ số sâu mất trám răng sữa là 4,46, tuy nhiên đối với răng vĩnh viễn thì lại thấp hơn 1,10 [25]. Theo nghiên cứu của Natun P. (2011) khi nghiên cứu về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học ở miền bắc Thái Lan thấy tỷ lệ viêm lợi tương đối cao 80,37 %, chỉ số sâu mất trám trung bình ở răng vĩnh viễn là 5,12. Ở Thái Lan cán bộ y tế chủ yếu là phối hợp với các tổ chức khác
103
để chăm sóc sức khỏe cho trẻ em tại cộng đồng bởi những nhân viên y tế, điều dưỡng [80]… Nghiên cứu của Thidarat Tangkittikasem, Watcharapong Hormwuthiwong tại tỉnh Nongkhai Thái Lan về thực trạng sức khỏe răng miệng của học sinh 11 tuổi cho thấy chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn là 1,53 (p<0.05). Theo nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan (2002) thì chỉ số sâu mất trám răng sữa ở học sinh 6 tuổi 3,58, sâu mất trám răng vĩnh viễn là 1,18. Đối với học sinh người Mông thì chỉ số sâu mất trám răng sữa là 3,68, răng vĩnh viễn là 1,19, chỉ số này cao hơn so với các dân tộc khác như dân tộc Dao là 1,02, người Tày là 0,99, Nùng là 0,58, tuy nhiên người Kinh vẫn có chỉ số cao nhất đối với răng sữa là 3,9 và răng vĩnh viễn là 1,31 [28]. Khi nghiên cứu về học sinh người Mông và quan sát tại trường thì thực tế các em không có bàn chải và kem đánh răng, sau khi ăn các em không được chải răng. cả 4 trường thì có hơn 50 % học sinh ở nội trú tại trường còn lại là bán trú đối với những học sinh nhà gần trường. Do đó các em ở nội trú trong trường hầu như không được chải răng, vệ sinh răng miệng hàng ngày, đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng sâu răng ở học sinh tại các trường này. Tỷ lệ sâu răng và chỉ số răng sâu tại các địa điểm nghiên cứu gần tương đương nhau, không có sự khác biệt giữa các trường. Tính theo tuổi thì tỷ lệ sâu răng tăng theo tuổi đặc biệt là sâu răng vĩnh viễn, ở học sinh 11 tuổi có chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn là 3,6 (bảng 3.12), không giảm đi mà còn cao hơn so với học sinh 10 tuổi (2,6). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Ngô Thị Quỳnh Lan (2011), nghiên cứu về sức khỏe răng miệng cho trẻ em tại quận Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trẻ 6-12 tuổi thì chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn là 2,09, còn đối với trẻ trên 13 tuổi thì chỉ số này là 5,11, như vậy cũng giống như ở Yên Bái tỷ lệ sâu răng và chỉ số sâu mất trám tăng lên theo tuổi.
Năm 2001, Trần Văn Trường và Trịnh Đình Hải [49] thông báo tình trạng sâu răng trẻ em theo kết quả cuộc điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc (2000), tỷ lệ sâu răng ở trẻ 9-11 tuổi là 56,3 % đối với răng sữa, 54,6 % đối với răng vĩnh viễn và chỉ số smtr là 1,96 với răng sữa, 1,19 với răng vĩnh viễn. Tỷ lệ sâu răng ở trẻ 6-8 tuổi là khá cao: tỷ lệ sâu răng là 84,9 % với răng
104
sữa, 56,3 % với răng vĩnh viễn và chỉ số SMTR là 5,4; răng sữa là 12,9, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi.
Tại vùng đồng bằng sông Hồng, lứa tuổi 6-8 có tỷ lệ sâu răng sữa là 72,3 % và tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 10,3 %; lứa tuổi 9-11 tuổi có tỷ lệ sâu răng sữa là 53,2 %; và tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 50,7 % .
Kết quả điều tra răng miệng toàn quốc của Viện Răng Hàm mặt năm 2001 cho thấy tỷ lệ sâu răng tại Việt Nam tăng lên so với kết quả điều tra lần 1 (năm 1990). Tại Hà Nội tỷ lệ SR của trẻ em lứa tuổi 6-12 tuổi là 57,02 %. Trẻ 6 tuổi có tỷ lệ SR là 64,95 % với răng sữa; chỉ số smtr là 5,4 [13].
Đào Thị Dung (2007) [13], đã thực hiện một nghiên cứu tại các trường tiểu học của quận Đống Đa, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sâu răng sữa là khá cao chiếm 63,19 %, chỉ số smtr là 3,75. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 20,3 %, chỉ số SMTR là 0,42. Thấp hơn chỉ số smt 4,1 của HS cùng lứa tuổi trong nghiên cứu của Vũ Thị kiều Diễm và Ngô Đồng Khanh tại thành phố Hồ Chí Minh; vẫn thấp hơn nghiên cứu của Viện RHM Hà Nội, chỉ số smtr là 5.4. Tỷ lệ này sấp sỉ với nghiên cứu tại Bắc Cạn năm 2006, Nguyễn Lê Thanh đưa ra HS lứa tuổi 9-11 có tỷ lệ sâu răng sữa là 66,7 %, nhưng chỉ số smtr trong nghiên cứu này lại lớn hơn ở Bắc Cạn (2,1) [34], [19], [20].
Tỷ lệ sâu răng trong nghiên cứu này cũng tương tự với tỷ lệ sâu răng do Nguyễn Văn Tín đưa ra năm 2004 tại một trường tiểu học Hà Nội, tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh lứa tuổi 11 là 61,8 %, tỷ lệ răng sâu được hàn ở mức thấp 6,3 %. Cũng sấp sỉ với nghiên cứu của Vũ Mạnh Tuấn ở Hoà Bình tỷ lệ sâu răng sữa 6 tuổi là 61,5 % và của Đào Ngọc Lan ở Yên Bái năm 1995 là 63,72 %; năm 2002 là 64,95 % . Các kết quả này đều cao hơn với nghiên cứu của chúng tôi [39], [51].
So sánh với các nghiên cứu khác tỷ lệ sâu răng sữa ở nghiên cứu này thấp hơn tỷ lệ sâu răng sữa của học sinh 6 -11 tuổi của Nguyễn Thái Hồng sâu răng sữa là 83,70 % [25], của Nguyễn Thị Thu Hương là 67,25 % [26], của Lê Thị Kim Oanh tại Long An là 92 % [33], của viện RHM trẻ em 6 tuổi trên toàn quốc 83,0 %, trẻ em cùng núi phía Bắc 79,9 %, vùng đồng bằng sông Cửu Long 97,5 %. Đối với sâu răng vĩnh viễn và SMTR thì tương đối phù hợp với các nghiên cứu khác.
105
Điều này cũng cho thấy, tỷ lệ sâu răng của học sinh tiểu học nói chung chưa có xu hướng giảm (so sánh giữa nghiên cứu này với Đào Thị Ngọc Lan) cùng ở tại tỉnh Yên Bái tuy đã có biện pháp can thiệp phối hợp hỗ trợ tăng cường phòng bệnh trong cộng đồng nhưng sự thay đổi còn hạn chế.
Trong nghiên cứu này cũng cho thấy về các hình thái tổn thương ở răng