Liên quan giữa KAP vệ sinh răng miệng của học sinh

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 123 - 128)

Có rất nhiều yếu tố có mối liên quan đến bệnh răng miệng xong trong nghiên cứu này đã đưa ra để phân tích một số yếu tố về kiến thức, thái độ, thực hành, chế độ ăn uống và sự chăm sóc sức khoẻ của gia đình và xã hội đối với bệnh răng miệng của học sinh.

Ở bảng 3.17, có mối liên quan giữa kiến thức của học sinh và bệnh răng miệng (p<0,05), điều này cũng rất phù hợp đối với các em học sinh vừa bước vào trường tiểu học, kiến thức và sự hiểu biết về bệnh răng miệng thực sự không đầy đủ, khi trả lời phỏng vấn có thể các em trả lời theo cảm hứng do đó số HS trả lời có kiến thức hiểu biết chưa tốt có bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn chiếm 80,4 %. Số HS có kiến thức tốt mà có bệnh răng miệng thấp hơn (59,1 %), số HS hiểu biết chưa tốt nhưng lại không có bệnh chiếm 19,6 %. Chính vì vậy, việc đánh giá thực chất với kiến thức của các em học sinh gặp nhiều khó khăn. Ở các em HS nhỏ tuổi (lớp 1-2) thì kiến thức chưa bền vững, rất nhanh quên. Do đó cần tăng cường truyền thông và hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho học sinh nhiều lần và lập đi lập lại để học sinh có thể nhớ và bền vững hơn. Ở bảng 3.18, không có mối liên quan giữa thái độ của học sinh và bệnh răng miệng với p>0,05. Thái độ của các em được coi là sự suy nghĩ chưa chắc chắn nên trong khi thu thập số liệu tỷ lệ HS có thái độ tốt cao hơn tỷ lệ HS có thái độ không tốt. Thái độ tốt mà tỷ lệ mắc bệnh cao 69,9 %. Tuy nhiên trong thực tế thái độ của HS tốt chưa chắc tỷ lệ bệnh răng miệng đã thấp, ngược lại thái độ của HS chưa tốt thì chưa chắc tỷ lệ bệnh răng miệng đã tăng hơn so với bình thường. Nếu thái độ tốt mà việc thực hành CSSKRM không tốt thì tỷ lệ bệnh sâu răng vẫn tăng cao (69,9 %), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Ở bảng 3.19 liên quan giữa thực hành VSRM hàng ngày với bệnh răng miệng, thực hành vệ sinh răng miệng hàng ngày tốt (chải răng, xúc miệng) sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng. Trong điều tra này, đã có mối liên

109

quan mật thiết giữa VSRM hàng ngày với bệnh răng miệng, ở những HS thực hành VSRM chưa tốt thì có nguy cơ mắc bệnh răng miệng tăng cao hơn so với những HS thường xuyên VSRM tốt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuy nhiên cũng có thể thực hành vệ sinh tốt nhưng vẫn mắc bệnh răng miệng do nó có nhiều nguyên nhân gây bệnh song không vệ sinh răng miệng thường xuyên sẽ là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh sâu răng và các bệnh quanh răng. Theo nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan tỷ lệ người dân tộc không vệ sinh răng miệng cao nhất ở người Dao (97,71 %), Nùng (96,15 %) [28], Mông (95,52 %) sau đó đến người Thái và người Tày, người Kinh chải răng nhiều nhất, tỷ lệ không chải răng thấp nhất: 25,07 % [18]. Khi phỏng vấn các em đều trả lời rất thật là không chải răng, kết hợp với khám lâm sàng thấy tình trạng vệ sinh răng miệng của các em rất kém. Hầu hết các em chưa có được thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày ở nhà cũng như ở trường học. Trong thực tế cho thấy nếu không chải răng thì răng miệng sẽ là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, nhiều mảng bám răng… lâu ngày chắc chắn sẽ gây nên sâu răng, viêm lợi và các bệnh quanh răng. Theo Trương Mạnh Dũng và Vũ Mạnh Tuấn (2010), Khoa Răng hàm mặt trường Đại học Y Hà Nội khi nghiên cứu về thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em 4-8 tuổi, tại 5 tỉnh ở Việt Nam cho thấy rằng bệnh răng miệng có liên quan đến thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày. Chỉ có 5,5 % trẻ em chải răng 3 lần/ngày, 67,5 % trẻ có thói quen ăn vặt, do đó tỷ lệ sâu răng tương đối cao (81,6 %), chỉ số smtr là 4,7.

Chăm sóc sức khoẻ răng miệng được thực hiện bởi cán bộ y tế, giáo viên nhà trường và gia đình tuy nhiên trong những năm gần đây các hoạt động đã được thực hiện xong chưa có hiệu quả mà tỷ lệ bệnh răng miệng vẫn tăng lên. Trong nghiên cứu này đã cho thấy mối liên quan giữa chăm sóc sức khoẻ răng miệng với bệnh răng miệng. Những em HS không được sự chăm sóc tốt sẽ có nguy cơ mắc bệnh răng miệng tăng cao hơn so với những HS được sự chăm sóc về răng miệng tốt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Số HS không được chăm sóc về y tế tốt mà bị mắc bệnh chiếm 45,5 %.

Không được chăm sóc răng miệng ở đây có nghĩa là bản thân các em và cha mẹ, thầy cô đều không quan tâm đến tình trạng răng miệng của các em,

110

không được khám bệnh định kỳ, những trường hợp bị sâu răng không được điều trị sớm. Thực tế khi khám thấy các em đến trường trong tình trạng vệ sinh răng miệng rất kém, hơi thở hôi, răng lợi bẩn, nhiều cao răng… nhiều em có các răng sữa lung lay đến tuổi thay nhưng không được nhổ, răng vĩnh viễn mọc chồi lên, lệch ra ngoài cung hàm, các răng sâu không được hàn gây biến chứng viêm tuỷ, mất răng... Có những em có tới 10 răng sữa sâu mà không được xử trí, răng số 6 vừa mọc lên đã sâu cũng không được ai quan tâm hướng dẫn điều trị. Như vậy là do nhận thức của cha mẹ, thầy cô về bệnh răng miệng còn rất hạn chế, bận công việc, thiếu thời gian, thiếu kinh phí, thiếu thầy thuốc chuyên khoa và cơ sở phục vụ... Tất cả những điều này dẫn đến tình trạng trên.

Tỷ lệ không được chăm sóc sức khoẻ răng miệng với bệnh răng miệng có liên quan chặt chẽ với nhau. Thông qua sự nghiên cứu này, chúng ta có thể đưa ra một số biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ những yếu tố nguy cơ góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh răng miệng cho các em. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ngô Đồng Khanh, Đào Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Thu Hương về chăm sóc răng miệng phụ thuộc vào lối sống xã hội, kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh [26].

Rõ ràng việc không chải răng, không được chăm sóc răng miệng xảy ra ở huyện miền núi tỉnh Yên Bái với điều kiện kinh tế - xã hội thấp, sự hiểu biết của người dân còn hạn chế do đó đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là ở trẻ em có nguy cơ mắc bệnh sâu răng cao. Có thể đánh giá những yếu tố nguy cơ sâu răng nổi trội gồm các yếu tố: vi khuẩn, dinh dưỡng, KAP, sức đề kháng của răng và nước bọt. Khi đánh giá được các yếu tố nguy cơ trên sẽ đề ra chiến lược, phương pháp điều trị, chăm sóc tuỳ thuộc vào yếu tố nổi trội. Điều này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, những nét mới của chúng tôi nghiên cứu là xu hướng xảy ra bệnh răng miệng cao hơn ở HS vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người nơi có nhiều thiệt thòi về kinh tế, xã hội và ít được chăm sóc sức khoẻ răng miệng.

Kiến thức chăm sóc răng miệng của phụ huynh là yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh đặc biệt khi ở nhà phụ huynh là những người tiếp xúc trực tiếp với học sinh để hướng dẫn và theo dõi trẻ vệ sinh

111

răng miệng [2]. Trên thực tế thì hầu như phụ huynh đã không quan tâm đến lĩnh vực vệ sinh cá nhân của các em do đó trong nhiên cứu này đã có 84,9 % học sinh mắc bệnh răng miệng mà phụ huynh của học sinh có kiến thức chưa tốt về phòng bệnh răng miệng. Tuy nhiên những phụ huynh có kiến thức tốt thì tỷ lệ học sinh mắc bệnh cũng chiếm 46 %, đây cũng do công tác truyền thông ở cộng đồng còn hạn chế, kiến thức của phụ huynh còn thấp nên chưa có sự tác động đến việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh (bảng 3.21). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thái Hồng (2012) khi đánh giá về kiến thức chăm sóc răng miệng của phụ huynh tại tỉnh Bắc Cạn cho thấy kiến thức tốt đạt 38,4 % trong khi đó tỷ lệ học sinh mắc bệnh răng miệng chiếm 82,5%.

Với phong tục và văn hóa ẩm thực của người Mông thì trong nhà nào cũng có măng ớt ngâm và họ ăn hàng ngày với cơm. Măng ớt rất mặn và cay, có khi cả bữa cơm chỉ cần ăn hết một cây măng ớt ngâm dài khoảng 15 cm là đủ. Những đứa trẻ khi chưa cắp sách đến trường đã được rèn luyện ăn măng ớt và cũng chỉ có măng ớt được coi là một trong những món chính trong các bữa ăn của người Mông. Thực tế khi các em đi học bán trú tại các trường trong huyện, xã thì đều có một lọ măng ớt ngâm mang theo để ăn với cơm. Do đó măng ớt được ăn thường xuyên, hàng ngày của các em học sinh tiểu học. Măng ớt được ngâm lâu ngày với muối nên rất chua, cay và mặn, khi trẻ em ăn măng ớt rất hại cho răng lợi đặc biệt là răng, lợi của trẻ em còn rất non yếu, dễ bị tổn thương do muối mặn và chua cay, khi ăn xong các em không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì đây cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng và viêm lợi. Trong nghiên cứu này (bảng 3.22) đã có 89,1 % học sinh phải ăn măng ớt hàng ngày bị mắc bệnh răng miệng. Tại hai huyện nghiên cứu đã có rất nhiều người Mông trong độ tuổi 40-50 đã bị mất răng sớm do sâu và các tổn thương khác gây nên trong đó có ăn măng ớt. Tuy nhiên vấn đề này cần phải nghiên cứu tiếp để xác định mối liên quan mật thiết giữa ăn măng ớt và bệnh răng miệng.

Ở bảng 3.25, cho thấy 71,5 % học sinh sống trong gia đình là hộ nghèo và 73,9 % học sinh sống trong gia đình là hộ không nghèo đều bị bệnh răng miệng. Kết quả này cho thấy hộ nghèo hay hộ không nghèo thì học sinh đều có thể mắc bệnh vì các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái chưa được triển khai đầy đủ các hoạt động trong công tác phòng bệnh răng miệng tuổi học đường, đặc biệt

112

là công tác truyền thông giáo dục sức khỏe chưa được thực hiện ở cộng đồng, trường học và hộ gia đình đồng nghĩa với việc kiến thức chăm sóc răng miệng cho học sinh của giáo viên, của phụ huynh còn rất hạn chế do vậy bệnh răng miệng có thể xẩy ra ở bất kỳ học sinh, hộ gia đình nào.

4.2.2. Liên quan giữa phong tục tập quán của người Mông với BRM

Qua nghiên cứu định tính cho thấy người Mông tập trung sinh sống chủ yếu ở các vùng núi, sườn núi cao. Người Mông có nền văn hoá rất phong phú, giàu bản sắc và có truyền thống từ lâu đời, có nhiều phong tục tập quán mang đậm truyền thống văn hóa dân tộc được gìn giữ và lưu truyền từ nhiều đời nay. Đối với công tác chăm sóc sức khỏe thì người Mông cũng đã biết bảo vệ sức khỏe cho mình và cho cộng đồng, biết ăn chín uống sôi, đốt lửa trong nhà để sửa ấm cho mọi người khi mùa đông đến, biết đưa người ốm đến trạm y tế để khám chữa bệnh và biết sưu tầm một số cây thuốc trong rừng để sử dụng khi có bệnh… tuy nhiên người Mông còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, có hại và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như tỷ lệ đẻ sớm, đẻ nhiều, đẻ ở nhà còn cao, cúng ma khi trong nhà có người ốm, vệ sinh cá nhân còn hạn chế [23], [24]…Vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ em chưa được quan tâm của cha mẹ, hầu hết từ khi trẻ sinh ra cho đến khi đi học thường không được chải răng, trên 80% học sinh có cao răng, tỷ lệ sâu răng chiếm trên 70 %, viêm lợi 50,1 %, bệnh răng miệng chiếm 80 % [28]. Khi thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo xã và phụ huynh học sinh thì có 100 % ý kiến cho rằng sự quan tâm của gia đình (phụ huynh) đến sức khỏe của các em trong việc chăm sóc sức khỏe còn hạn chế.

Do ảnh hưởng của phong tục, tập quán người Mông sinh sống ở các vùng núi cao, nguồn nước sử dụng hạn chế, vệ sinh cá nhân chưa tốt, điều kiện kinh tế còn khó khăn, lương thực, thực phẩm chủ yếu được chế biến từ ngô trong khẩu phẩn ăn hàng ngày, trẻ em khi biết ăn đã phải ăn cơm với măng ớt, không được vệ sinh răng miệng hàng ngày. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em người Mông còn cao…từ những yếu tố đó đã ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ đặc biệt là các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm lợi, cao răng chiếm tỷ lệ cao…trung bình mỗi em bị sâu từ 3-4 cái răng sữa và 1,5 cái răng vĩnh viễn . Kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh răng miệng của các em học sinh còn rất thấp trung bình đạt chiếm 30-35%. Công tác truyền thông chưa được thường xuyên đặc biệt là đến

113

cộng đồng, đến các hộ gia đình người mông về công tác phòng chống bệnh răng miệng và nâng cao sức khỏe cho học sinh trong độ tuổi đến trường. Có 76,6 % ý kiến cho rằng công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe phòng bệnh răng miệng chưa được mở rộng và chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trong cộng đồng. Nhiều người chưa hiểu được tác hại của bệnh răng miệng và nhu cầu học hỏi để nâng cao kiến thức phòng bệnh của người Mông đang tăng lên. 73,3 % cho rằng giáo viên nhà trường chưa thường xuyên hướng dẫn học sinh các phương pháp vệ sinh răng miệng trên lớp. Có 56,6 % ý kiến về phong tục tập quán của người Mông còn vệ sinh cá nhân kém nhất là vệ sinh răng miệng. Không chải răng, xúc miệng sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã quan tâm đầu tư nhiều chương trình, dự án về chăm sóc sức khỏe đến người dân tộc thiểu số trong đó có người Mông nhằm nâng cao kiến thức cho cộng đồng người Mông trong công tác chăm sóc sức khỏe. Hiện nay, người Mông đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực trong việc đưa các yếu tố văn hóa, các phong tục tập quán có lợi để ủng hộ và hỗ trợ thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe và đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Mông [1], [3], [4].

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người mông tỉnh yên bái (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)